Ocean Conservancy xin lỗi vì đưa Việt Nam vào Top 5 quốc gia xả rác nhựa ra biển
Phạm Sơn
Thứ sáu, 19/08/2022 - 11:14
Ocean Conservancy (OC), một tổ chức giám sát và vận động chính sách môi trường hàng đầu thế giới, mới đây đã đưa ra lời xin lỗi vì liệt kê 5 quốc gia tốp đầu về xả rác nhựa ra biển là Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Không khó để bắt gặp thông tin "Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới" được "đính kèm" với các chiến dịch, dự án về bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm nhựa.
Thông tin trên xuất phát từ báo cáo Stemming the Tide, được tổ chức về môi trường Ocean Conservancy (OC) công bố vào năm 2015. Nội dung báo cáo xoay quanh nguyên nhân và giải pháp cho vấn nạn rác thải nhựa bị xả ra đại dương.
Trong báo cáo này, OC liệt kê Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là 5 quốc gia hàng đầu thế giới về xả rác thải nhựa ra đại dương. 5 quốc gia này cũng bị OC quy kết có thể phải chịu trách nhiệm cho khoảng 50% rác thải nhựa đại dương.
Bên cạnh đó, trong báo cáo năm 2015, OC khẳng định đốt rác và đốt rác phát điện là những phương án khả thi để ngăn ngừa tình trạng xả rác thải nhựa ra biển. Kết luận này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các tổ chức hoạt động vì môi trường khác trên thế giới.
Sau 7 năm, vào tháng 7 vừa qua, OC đã thừa nhận những nội dung gây tranh cãi trong báo cáo Stemming the Tide là không phù hợp, đồng thời đưa ra lời xin lỗi chính thức tới 5 quốc gia bị nêu tên cũng như các tổ chức hoạt động vì môi trường đã cố gắng đính chính những thông tin được OC đưa ra trong báo cáo.
Cụ thể, đối với việc liệt kê các quốc gia nằm trong top đầu thế giới về xả rác nhựa ra biển, OC cho biết, báo cáo của tổ chức này đã quá tập trung vào riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á, “tạo ra một câu chuyện về việc ai phải chịu trách nhiệm cho khủng hoảng rác thải nhựa” và gán câu chuyện đó với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
OC đã bỏ quên tính chất toàn cầu của vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa, quên mất phần trách nhiệm mà các quốc gia phát triển phải chịu, bao gồm việc sản xuất nhựa nguyên sinh, xuất khẩu sản phẩm nhựa và thậm chí là cả nhựa phế thải sang các nước đang phát triển.
Đối với quan điểm về giải pháp đốt rác và đốt rác phát điện, OC thừa nhận đã chỉ tập trung tới vấn đề rò rỉ nhựa ra biển mà không tính đến giải pháp mang tính gốc rễ hơn. Đốt rác và đốt rác phát điện có thể làm nhựa “biến mất” ngay từ khi còn ở trên đất liền nên có thể làm giảm rác nhựa xả ra biển, tuy nhiên không thể giải quyết được vấn nạn ô nhiễm.
“Chúng tôi đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề gốc rễ của rác thải nhựa”, OC cho biết.
Tuyên bố hủy bỏ mọi chứng thực về tính hiệu quả của phương pháp đốt rác và đốt rác phát điện, OC cũng cho biết sẽ chuyển hướng trọng tâm sang hỗ trợ các giải pháp về kinh tế tuần hoàn. "Quản lý và tái chế chất thải rắn vẫn là giải pháp cho ô nhiễm nhựa nhưng phải được kết hợp với nỗ lực giảm sản xuất nhựa nguyên sinh hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn", trang thông tin của OC viết.
Hiện tại, báo cáo Stemming the Tide cùng tất cả nội dung liên quan đến thông tin trong báo cáo đã bị xóa khỏi trang chính thức của OC.
Phản hồi về “lời xin lỗi muộn màng” của OC, Liên minh Toàn cầu về giải pháp thay thế lò đốt (GAIA) khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, báo cáo của OC đã gây thiệt hại cho 5 quốc gia bị nêu tên, đồng thời làm chính phủ các quốc gia hiểu nhầm về vai trò của đốt rác.
Chấp nhận lời xin lỗi của OC như một động thái tích cực, GAIA cho biết sẽ cùng OC và các tổ chức hoạt động vì môi trường khác tiếp tục thảo luận để tìm ra những giải pháp phù hợp hơn trong tương lai.
Đây là khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21), do Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, phối hợp với một số bên liên quan thực hiện.
Ô nhiễm nhựa là vấn đề có thể khắc phục khi có một kế hoạch hành động hiệu quả. Do đó, Unilever đang cùng các doanh nghiệp khác kêu gọi việc thực hiện một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc để giải quyết vấn đề này trên quy mô toàn cầu.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quan điểm mới trong quản lý rác thải rắn là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thể hiện qua những công cụ chính sách như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), thu phí rác thải theo khối lượng.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.