Ông Mai Hữu Tín tiết lộ về gỗ Trường Thành sau 7 năm ‘giải cứu’

Hứa Phương Thứ tư, 29/05/2024 - 13:36

Không đề cập tình hình sản xuất kinh doanh nhưng ông Tín cho biết sẽ còn gắn bó lâu dài với với gỗ Trường Thành bởi vì đây là thương vụ mua để dành chứ không phải vào dọn cho đẹp để bán.

Ông Mai Hữu Tín thực hiện thương vụ mua gỗ Trường Thành là để dành chứ không phải vào dọn cho đẹp để bán. Ảnh gỗ Trường Thành

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (gỗ Trường Thành), nổi lên trên thương trường và được mệnh danh là trùm “giải cứu” sau thành công hai thương vụ với bồn nước Tân Mỹ và giấy Sài Gòn.

Năm 2017, ông Tín tiếp tục “giải cứu” gỗ Trường Thành. Các cổ đông, nhà đầu tư đều kỳ vọng với sự “mát tay” và khả năng quản trị của ông Tín thì gỗ Trường Thành sẽ từng bước “hồi sinh”.

Tuy nhiên, ông Tín đầu tư vào gỗ Trường Thành không lâu thì xảy ra dịch Covid-19, tiếp sau đó là tình trạng bất ổn về chính trị khiến thị trường thế giới có nhiều biến động, ngành gỗ gặp khó khăn.

Sau 7 năm, dưới sự lèo lái của ông Tín, gỗ Trường Thành vẫn ngập trong khó khăn khi kết thúc năm 2023 doanh thu chỉ đạt 1.567 tỷ đồng (hoàn thành 70% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế âm 144 tỷ đồng. Quý I/2024, gỗ Trường Thành tiếp tục lỗ sau thuế 11 tỷ đồng. Cổ phiếu TTF bị đưa vào diện cảnh báo.

Hành trình vực dậy gỗ Trường Thành còn nhiều khó khăn, tuy nhiên tại một sự kiện mới đây ở TP.HCM ông Tín đã tiết lộ tham vọng với thương vụ thứ ba này.

Cụ thể, theo vị doanh nhân đất Thủ thì nếu như thương vụ bồn nước Toàn Mỹ là “mua của ta rồi chuyển giao cho ta”, giấy Sài Gòn là “mua của Nhật rồi bán cho Nhật” thì gỗ Trường Thành là mua để dành chứ không phải vào dọn dẹp cho đẹp để bán.

Cơ duyên ông đến với gỗ Trường Thành là theo lời mời của doanh nhân Phương Hữu Việt lúc bấy giờ đang là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Á. Hơn nữa, ông Tín thấy đây là một thương hiệu của Bình Dương và bản thân có thể xoay chuyển được tình thế của gỗ Trường Thành nên đã quyết định đầu tư vào.

Con đường ‘vực dậy’ gỗ Trường Thành theo ông Tín là chưa hoàn tất nhưng đã nhìn thấy viễn cảnh rất đẹp, là một ngành nghề kinh doanh mà trong đó phần tạo ra giá trị ngay từ Việt Nam, của người Việt Nam và hoàn toàn có thể cạnh tranh ở quy mô toàn cầu.

“Hiện nay gỗ Trường Thành có khoảng 21.200 cổ đông, chúng tôi xác định với nhau công ty sẽ trở thành doanh nghiệp tỷ USD, dẫn dắt cuộc chơi nội thất ít nhất trong khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng cạnh tranh với bất cứ thương hiệu nào trên quy mô toàn cầu”, ông Tín tiết lộ về tham vọng.

Ngoài ra, ông Tín cũng cho biết, gỗ Trường Thành đã tham gia được vào các liên doanh, tên tuổi lớn nhất thế giới, thậm chí vừa mua được một thương hiệu hàng đầu châu Âu.

Dù ông Tín không nói rõ gỗ Trường Thành đã tham gia vào liên doanh nào và mua thương hiệu nào ở châu Âu nhưng trong báo cáo thường niên năm 2023 có đề cập sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng lớn như Natuzzi, Crate & Barrel, Williams Sonoma, TJX và ETC.

Đối với việc mở rộng thị trường quốc tế, năm 2022 gỗ Trường Thành đã đầu tư gần 5,4 triệu USD (tương đương 124 tỷ đồng) để nắm 20% vốn điều lệ Công ty Natuzzi Singapore PTE. Ltd có trụ sở đặt tại Singapore. 

Tại sao ông Mai Hữu Tín xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành?

Tại sao ông Mai Hữu Tín xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành?

Doanh nghiệp -  5 năm
Mặc dù vẫn giữ mã chứng khoán là TTF nhưng ông Mai Hữu Tín quyết định xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành và thay bằng Total Furniture với kỳ vọng vực dậy doanh nghiệp đang thua lỗ nặng.
Tại sao ông Mai Hữu Tín xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành?

Tại sao ông Mai Hữu Tín xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành?

Doanh nghiệp -  5 năm
Mặc dù vẫn giữ mã chứng khoán là TTF nhưng ông Mai Hữu Tín quyết định xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành và thay bằng Total Furniture với kỳ vọng vực dậy doanh nghiệp đang thua lỗ nặng.
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  17 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  22 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  22 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  23 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.