Doanh nghiệp
Pomina vay Thaco 300 tỷ đồng, thế chấp bằng 66 triệu cổ phiếu
Pomina thế chấp hơn 66 triệu cổ phiếu để vay 300 tỷ đồng từ công ty Đại Quang Minh (thành viên của Tập đoàn Thaco) với thời hạn trả nợ ban đầu là tháng 10/2023. Nhưng đến 31/12/2023, do tình hình kinh doanh thua lỗ, Pomina không thể thanh toán khoản vay này.
Công ty CP Thép Pomina vừa công bố chi tiết nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp dự kiến trình đại hội cổ đông bất thường thông qua. Cụ thể, công ty sẽ thành lập một pháp nhân mới là Công ty CP Pomina Phú Mỹ có vốn điều lệ 2.700 – 2.800 tỷ đồng (chiếm 40% nguồn vốn) và vốn vay ngân hàng là 4.000 tỷ đồng (chiếm 60% nguồn vốn).
Trong đó, Pomina sẽ sở hữu 35% vốn điều lệ (900 – 1.000 tỷ đồng) nhờ việc góp vốn bằng hiện vật toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị của hai nhà máy Pomina 1 và Pomina 3. Phần vốn điều lệ còn lại sẽ được nhà đầu tư góp vốn bằng tiền với giá trị khoảng 1.800 – 1.900 tỷ đồng, chiếm 65% vốn công ty Pomina Phú Mỹ.
Sau khi thành lập, Pomina Phú Mỹ được quyền sử dụng thương hiệu và hệ thống phân phối của Pomina. Bên cạnh đó, HĐQT sẽ tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư về việc sát nhập công ty Pomina 2 vào Pomina Phú Mỹ nhằm tận dụng ưu thế lò cao, giảm chi phí sản xuất.
Căn cứ theo kết quả định giá tài sản của Công ty Kiểm toán AFC & Savills, giá trị tài sản hiện vật của hai nhà máy Pomina 1 và Pomina 3 là gần 6.700 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT 10%).
Như vậy, khấu trừ đi số vốn điều lệ mà Pomina góp vào pháp nhân mới (900 – 1.000 tỷ đồng), công ty sẽ thu hồi được khoảng 5.100 – 5.800 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến được sử dụng để thanh toán nợ ngân hàng (3.757 tỷ đồng) và nợ nhà cung cấp (1.343 tỷ đồng).
Kết thúc năm 2023, Pomina ghi nhận hơn 8.800 tỷ đồng nợ phải trả, bao gồm hơn 1.615 tỷ đồng phải trả nhà cung cấp và 6.310 tỷ đồng nợ vay tài chính. Trong đó, dư nợ tại Vietinbank là 3.280 tỷ đồng, BIDV (1.690 tỷ đồng), Vietcombank (490 tỷ đồng), OCB (114 tỷ đồng) và HDBank (190 tỷ đồng).
Đáng chú ý, Pomina có khoản vay 300 tỷ đồng từ công ty Đại Quang Minh (thành viên của Tập đoàn Thaco) với thời hạn trả nợ ban đầu là tháng 10/2023. Đến ngày 31/12/2023, Pomina vẫn chưa thanh toán được khoản nợ này và ghi nhận là nợ ngắn hạn.
Hình thức đảm bảo cho khoản vay trên là hơn 66 triệu cổ phiếu Pomina và toàn bộ quyền lợi phát sinh từ số cổ phiếu này như cổ tức, quyền mua...
Về bản chất của phương án tái cấu trúc Pomina là số nợ phải trả “khổng lồ” – nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn hiện tại, sẽ được chuyển lượng lớn sang pháp nhân mới cùng hai nhà máy chính.
Đối tác mới, ngoài việc góp gần 2.0000 tỷ đồng tiền mặt sẽ chỉ chịu trách nhiệm tài chính đối với Pomina Phú Mỹ về khoản nợ mới, dự kiến là 4.000 tỷ đồng. Chi tiết thông tin về đối tác này và phương án cấu trúc sẽ được công bố tại cuộc họp bất thường tổ chức hôm nay (1/3/2024).
Đây là phương án tái cấu trúc mới sau khi Pomina tạm dừng kế hoạch huy động 700 tỷ đồng từ việc chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu (hơn 20% vốn điều lệ) cho đối tác Nansei Nhật Bản.
Pomina từng là một trong những nhà sản xuất thép có năng lực sản xuất và thị phần đáng kể trên thị trường phía Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, kết quả kinh doanh của Pomina liên tục chìm trong thua lỗ.
Trong năm 2023, Pomina là doanh nghiệp thép lỗ nặng nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành và vượt xa mức lỗ kế hoạch công ty đặt ra là 150 tỷ đồng. Qua đó nâng tổng lỗ luỹ kế của Thép Pomina lên hơn 1.270 tỷ đồng, bằng gần một nửa vốn điều lệ.
Theo tìm hiểu, nợ vay tài chính của Pomina bắt đầu “phình to” từ năm 2018 khi doanh nghiệp này đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho nhà máy luyện phôi thép và sản xuất tôn mạ tại khu Pomina 3.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và tình hình khó khăn chung của thị trường, công ty đã rơi vào khủng hoảng nặng nề với kết quả lỗ ròng gần 2.100 tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm vừa qua.
Pomina tìm nhà đầu tư mới sau khi lỗ hơn 2.000 tỷ đồng
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.