Sẽ trình Chính phủ đề án kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp trong tháng 2/2018

An Chi Thứ sáu, 02/02/2018 - 23:25

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, hiện bộ này đang xin ý kiến các bộ ngành về đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát và dự kiến sẽ trình chính phủ trong tháng 2/2018.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thế Phương

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 chiều 2/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, vừa qua, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã được Chính phủ giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát để biên soạn số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn quy mô của nền kinh tế.

Theo đó, khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gổm 5 thành tố. Thành tố thứ nhất bao gồm các hoạt động kinh tế ngầm (underground), là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu diếm có chủ ý, nhằm tránh phải nộp thuế (thuế thu nhập, thuế GTGT), tránh đóng bảo hiểm xã hội, tránh thực hiện các quy định của Nhà nước. 

Ví dụ như về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, điều kiện sức khỏe cho người lao động, tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính cũng như thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.

Thành tố thứ hai là các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm, ví dụ như sản xuất, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn người… Các hoạt động kinh tế không bị pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái phép thực hiện cũng thuộc vào các hoạt động kinh tế bất hợp pháp.

Thành tố thứ 3 là hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế đó.

Các hoạt động này thường hoạt động quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất đơn giản, ít có phân định rõ ràng giữa lao động và vốn của cơ sở kinh doanh với hộ gia đình. Mối quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động dựa trên nền tảng tạm thời, gia đình chứ không dựa trên hợp đồng chính thức.

Thành tố thứ 4 là hoạt động kinh tế hộ gia đình, tự sản tự tiêu của hộ gia đình bao gồm các hoạt đông sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tự tiêu dùng và tích lũy cho chính những thành viên trong gia đình (như trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất khác phục vụ nhu cầu trong hộ gia đình), các hoạt động xây nhà để ở, tự sửa chữa nhà, tự tích lũy tài sản cố định khác, hoạt động giúp việc cho gia đình.

Cần lưu ý một số hoạt động do hộ gia đình tự làm để phục vụ đời sống hằng ngày không được coi là hoạt động phi kinh tế (như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo). Tuy nhiên, nếu những việc này được thực hiện bằng hình thức thuê người ngoài làm thì được tính là hoạt động kinh tế phi chính thức.

Thành tố thứ 5 là hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản, bao gồm cả các hoạt động kinh tế đáng lý phải thu thập thông tin nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập số liệu do điều tra không bao phủ đầy đủ phạm vi hoặc đối tượng điều tra không hợp tác.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đã xây đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Hiện bộ đang xin ý kiến các bộ ngành và dự kiến trình Chính phủ trong tháng 2/2018.

Về việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế, vừa qua đã có không ít ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc tính cả khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế là cần thiết, song việc thực hiện là không hề dễ dàng và sẽ không đơn giản để thống kê được khu vực kinh tế này.

Bày tỏ sự lo ngại đối với vấn đề này, trả lời phỏng vấn TheLEADER trước đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, việc tính thêm quy mô của nền kinh tế, GDP từ những thành phần kinh tế không quan sát được chủ yếu nhằm mục đích khiến GDP "to ra". Trên cơ sở đó, nếu vẫn giữ tỷ lệ nợ công 65%, thì sẽ có thể tăng về số lượng nợ công.

Nguyên nhân của đề xuất thống kê thêm khu vực kinh tế ngầm vào GDP, theo TS. Thành, đây là một nỗi ám ảnh của nền kinh tế về GDP và nợ công, đây thực chất là muốn tăng nguồn lực vay nợ để phát triển.

Tuy nhiên, việc này là không đơn giản và phải có sự thảo luận trên cơ sở khoa học rất rõ ràng. Bởi tính nợ công trên GDP có nguyên tắc, GDP được tính dựa trên những hoạt động kinh tế mà Nhà nước có thể quan sát được, thu thuế và quản lý được. Trên cơ sở thu thuế được mới có thể tính toán khoản nợ tương ứng để có nguồn lực trả nợ.

Như vậy, nếu tính cả những hoạt động kinh tế không quan sát được, không thu thuế được để từ đó tăng nợ công là không khoa học, có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối rất lớn của nền kinh tế cũng như khả năng trả nợ.

Ông Thành cho rằng, khu vực kinh tế ngầm, dù có tính toán được cũng khó lòng thu được, việc đưa ra "ánh sáng" của khu vực kinh tế này là không có gì thay đổi. Trong khi đó, nền kinh tế "thực" sẽ phải gánh tác động lớn hơn rất nhiều lần từ việc tăng nợ công.

Về việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế, để từ đó làm cơ sở để tăng nợ công, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, việc dựa vào việc tăng GDP để tăng nợ công, thay đổi trần nợ công là chưa thực sự xác đáng.

Mặc dù nợ công và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng nợ công không chỉ thuần tuý dựa vào GDP. Nợ công có an toàn hay không là ở khả năng trả nợ, mức chi để trả nợ trong chi tiêu ngân sách ở mức nào.

Do đó, cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước việc tăng nợ công. Bởi hiện nay Việt Nam vẫn phải kiên quyết khống chế vay nợ công do khả năng trả nợ của ngân sách còn hạn chế. Nếu tăng nợ công sẽ là tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế, ông Hồ nhấn mạnh.


Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'

Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'

Tiêu điểm -  6 năm
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô GDP là cần thiết, dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện để có được một nhận định rõ và đầy đủ hơn về quy mô của nền kinh tế.
Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'

Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'

Tiêu điểm -  6 năm
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô GDP là cần thiết, dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện để có được một nhận định rõ và đầy đủ hơn về quy mô của nền kinh tế.
GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

Leader talk -  6 năm

Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.

Xây dựng vùng TP. HCM thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á

Xây dựng vùng TP. HCM thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á

Tiêu điểm -  6 năm

Quy hoạch vùng TP. HCM cho thấy một quyết tâm rõ ràng trong chiến lược bứt phát trở thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á.

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

Leader talk -  6 năm

Việc thống kê thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế sẽ không dễ dàng bởi đây là một khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhìn nhận.

Chuyên gia nói gì về việc đưa kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp ra 'ánh sáng'?

Chuyên gia nói gì về việc đưa kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp ra 'ánh sáng'?

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều chuyên gia kinh tế uy tín nhìn nhận, việc tính cả khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế để từ đó tăng số lượng nợ công là không khoa học, có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối của nền kinh tế.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".