Sổ tay quản trị
Sở hữu kỳ nghỉ: Vấn đề nan giải không của riêng Việt Nam
Sở hữu kỳ nghỉ là vấn đề nóng mà nhiều quốc gia trên thế giới đều gặp phải, do những rủi ro mà nó mang lại cho khách hàng.
Mô hình sở hữu kỳ nghỉ (timeshare) ra đời vào năm 1963 tại Thụy Sĩ và nhanh chóng lan rộng sang Hoa Kỳ và châu Âu. Ban đầu, nó được thiết kế để cung cấp cho người mua quyền sử dụng bất động sản nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm.
Mô hình này phát triển mạnh mẽ vào những năm 1980, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, nhưng cũng đối mặt với nhiều khiếu nại về bên bán sản phẩm sai sự thật, dẫn đến việc các quốc gia phải xây dựng khung pháp lý để quản lý để bảo vệ quyền lợi cho người mua khi tham gia loại hình giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Theo từ điển pháp luật quốc tế, sở hữu kỳ nghỉ được định nghĩa là một hình thức sở hữu tài sản chung, thường là bất động sản nghỉ dưỡng, nơi người sở hữu có quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này không còn phù hợp với xu thế hiện tại, khi sở hữu kỳ nghỉ không còn được xem là một hình thức sở hữu bất động sản.
Thay vào đó, sở hữu kỳ nghỉ được hiểu là người mua có quyền sử dụng một phần bất động sản nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm.
Mô hình này đang mất dần uy tín do số lượng lớn khiếu nại và phản ánh từ người tiêu dùng suốt nhiều thập kỷ qua. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các thuật ngữ khác như "câu lạc bộ kỳ nghỉ" hay "quyền sở hữu kỳ nghỉ" để tránh liên quan đến hình ảnh tiêu cực của mô hình này.
Dù có thay đổi tên gọi, về bản chất, đây vẫn là mô hình "timeshare" – một mô hình kinh doanh phức tạp, đòi hỏi người mua phải ký kết hợp đồng với giá trị từ hàng chục đến vài chục nghìn USD, cùng với các khoản phí duy trì hàng năm.
Hợp đồng này có thể kéo dài từ vài năm đến vài chục năm, thậm chí lên tới 80 năm tại Úc.
Thực tế cho thấy, sở hữu kỳ nghỉ không phải là một khoản đầu tư sinh lời, mà chỉ nên được coi là cách tận hưởng kỳ nghỉ của cá nhân hay gia đình.
Các vấn đề phổ biến mà người mua gặp phải bao gồm: phí duy trì cao, không thể hủy bỏ hoặc rút lui khỏi hợp đồng, khó khăn trong việc đặt phòng, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng. Bên cạnh đó, các hành vi gây hiểu lầm, gian lận cũng là vấn đề lớn.
Vấn đề lớn nhất và nan giải nhất là hủy bỏ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, dẫn đến nhiều tranh chấp và khiếu nại suốt từ những năm 1980 đến nay.
Sở hữu kỳ nghỉ: Khách hàng dễ 'sập bẫy'
Sở hữu kỳ nghỉ là gì? Các loại hình sở hữu kỳ nghỉ?
Mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” còn xuất hiện dưới nhiều tên gọi như “hợp đồng nghỉ dưỡng”, “hợp đồng dịch vụ tuần nghỉ hạnh phúc”, “hợp đồng kỳ nghỉ gia đình”, “hợp đồng mua bán thẻ du lịch”.
Xử phạt công ty bán sở hữu kỳ nghỉ
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa có thông báo kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường về việc bán sở hữu kỳ nghỉ.
Bài 7: Đưa sở hữu kỳ nghỉ vào khuôn khổ
Doanh nghiệp bán sở hữu kỳ nghỉ cần chuẩn hoá đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng nhưng khách hàng vẫn phải tỉnh táo tự bảo vệ mình.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.
Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Lãi vay vượt 30% EBITDA, rủi ro thuế gia tăng
Giới hạn lãi vay 30% EBITDA làm tăng rủi ro thuế, chuyển giá và áp lực huy động vốn. Khám phá giải pháp cho doanh nghiệp Việt 2025.
Chuyển đổi ESG ở doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cơ hội và thách thức
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc chuyển đổi ESG mang đến nhiều cơ hội mới, song quá trình chuyển đổi có không ít thách thức.
Thuế nhà thầu nước ngoài: Chọn nộp cách nào?
Chọn đúng phương pháp sẽ không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn giúp giảm bớt gánh nặng hành chính.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.