Quốc tế
Sự mất mát từ chiến tranh thương mại
Gia tăng thuế quan đang cho thấy không ít ảnh hưởng tiêu cực lên Mỹ, Trung Quốc và những ảnh hưởng này có thể lan rộng do những bất định gia tăng.
Việc gia tăng thuế quan lên hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải không ít lời chỉ trích khi là một trong những nguyên nhân kéo nền kinh tế toàn cầu chậm lại.
Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực thậm chí có thể lớn hơn từ thói quen sử dụng Twitter của người đứng đầu Nhà Trắng cũng như chính sách thương mại rộng hơn.
Theo báo cáo từ các nhà kinh tế học của Bloomberg, sự không chắc chắn về thương mại có thể làm giảm 0,6% GDP toàn cầu so với kịch bản không có chiến tranh thương mại.
Con số này gấp đôi phần tác động trực tiếp của thuế quan và tương đương khoảng 585 tỷ USD, theo dự báo GDP thế giới đạt 97 nghìn tỷ USD vào năm 2021 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Mỹ được dự báo sẽ mất đi 0,6% sản lượng nền kinh tế trong khi Trung Quốc được nhận định sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi yếu tố không chắc chắn với sụt giảm 1% GDP.
Các nhà kinh tế của Bloomberg cho rằng các dòng đăng trạng thái trên Twitter của ông Trump thậm chí còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn thuế quan. Sự mâu thuẫn trong quá trình đàm phán giữa hai quốc gia đã khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra quyết định đầu tư và tuyển dụng.
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, nhiều nhà sản xuất và lãnh đạo doanh nghiệp tại Mỹ cho biết thuế quan và các chính sách chiến tranh thương mại đã đẩy giá lên cao cũng như giảm lợi nhuận so với thời điểm 12 tháng trước.
93% nhà sản xuất và 72% doanh nghiệp ngành dịch vụ được khảo sát cho biết việc tăng thuế vừa qua đã gia tăng chi phí đầu vào 1 chút hoặc đáng kể. Những con số này đều gia tăng mạnh so với mức được khảo sát vào tháng 8 năm ngoái.
Về phía Trung Quốc, nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, thậm chí bị phá vỡ khi không ít tập đoàn nước ngoài có kế hoạch chuyển sản xuất ra ngoài và trong số đó, nhiều thương hiệu đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo.
Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo sẽ xây nhà máy tại Việt Nam và thành lập công ty con 100% sở hữu Sharp Manufacturing Vietnam để quản lý hoạt động của nhà máy này.
Sharp đã loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng trong chiến tranh thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh.
Apple được cho là nhiều khả năng sẽ bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam trong kế hoạch đa dạng hóa sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng ra ngoài Trung Quốc.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc cũng đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài.
Ngoài vấn đề thương mại, nhiều mối liên kết, làm ăn trong công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng bị gián đoạn khi Washington áp đặt lệnh cấm đối với doanh nghiệp viễn thông lớn của Bắc Kinh là Huawei.
Hàng loạt doanh nghiệp lớn của ngành công nghệ thế giới đã tuyên bố dừng cung cấp cũng như hợp tác với Huawei như Intel, Qualcomm, Xilin, Broadcom hay Google, đẩy gã khổng lồ này vào trạng thái bị cô lập.
Quyết định của chính quyền ông Donald Trump không những nhắm vào doanh nghiệp Trung Quốc mà còn phá vỡ mối liên kết kinh doanh và lợi ích của chính các doanh nghiệp Mỹ.
Chỉ vài năm trước, các nhà lãnh đạo công nghệ của Trung Quốc đổ không ít tiền vào những doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của nước Mỹ khi Baidu, Alibaba, Tencent rót vốn vào Uber, Lyft hay Magic Leap.
Số liệu từ S&P Global Market Intelligence đưa tin bởi Forbes cho thấy năm 2018, đầu tư của Trung Quốc vào các thương vụ công nghệ Mỹ giảm tới gần 80%, chỉ đạt 2,2 tỷ USD từ con số 10,5 tỷ USD của năm 2017.
iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chủ tịch VCCI khuyến nghị doanh nghiệp giữa chiến tranh thương mại
TS. Vũ Tiến Lộc nhận định doanh nghiệp khi đầu tư cần hướng tới tầm nhìn dài hạn, có sự cẩn trọng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tới Việt Nam.
Chiến tranh thương mại phủ bóng lên đơn đặt hàng xuất khẩu
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm vì ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn có mức tăng kỷ lục về số lượng đơn đặt hàng mới.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?