Tiêu điểm
Tăng tốc cho đại kế hoạch phục hồi kinh tế
Trước bối cảnh bất ổn thế giới và rủi ro lạm phát tăng cao, để chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành cần sự quyết liệt, linh hoạt và đẩy nhanh tốc độ thực hiện.

Triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế còn chậm
Từ đầu năm 2022, Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ kinh tế phục hồi sau dịch bệnh đã được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện.
Trong bối cảnh xung đột tại nhiều quốc gia trên thế giới diễn biến căng thẳng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, vấn đề thực thi chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
"Chỉ sau 20 ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết 43 của Chính phủ, chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế, Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023 đã được ban hành. Trong vòng 2 tháng qua Chính phủ cũng đã hai lần có công điện khẩn để đôn đốc các bộ ngành thực hiện", ông Hiếu cho biết.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của chương trình này đối với sự hồi phục của kinh tế Việt Nam, nhưng theo ông Hiếu, việc thực chương trình này hiện vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi thực tế của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Ngoài một số chính sách đã được thực hiện từ rất sớm như giảm thuế VAT hiện đã lan tỏa những tác động rất tích cực, sau 2 tháng ban hành, nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình để chờ được triển khai trong thực tế.
Tại hội thảo trực tuyến về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023, với chủ đề "Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp" do báo Đầu tư tổ chức, ông Hiếu cho rằng, việc chậm trễ trong triển khai đã không đáp ứng được tiêu chí về tính cấp thiết, kịp thời; điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các mục tiêu chính sách.
Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Mục tiêu của chính sách này là chia sẻ khó khăn với người dân trong dịch bệnh. Nếu được triển khai ngay tại thời điểm đó, chính sách này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc lôi kéo người lao động quay lại làm việc tại các thành phố, khu công nghiệp. Việc Chính phủ thực hiện ngay thời điểm đó sẽ tác động rất lớn, mang lại hiệu quả cao.
Trong khi đó, nếu thực hiện ở thời điểm hiện tại, tác động của chính sách vẫn có nhưng đã bị giảm nhiều.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng cho rằng, quy trình xây dựng chính sách trong bối cảnh mới, bất thường cần những quy trình bất thường với các chính sách đột phá, đáp ứng với bối cảnh mới.
Vừa qua, Quốc hội đã đồng hành vào cuộc mạnh mẽ nhanh chóng với Chính phủ - chưa từng có trong tiền lệ. Sau đó, Chính phủ có nghị quyết, rồi các bộ ngành từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động thương binh xã hội... cũng xây dựng khung khổ pháp lý như các nghị định để trong tháng 3 này phải xong các quy định chính sách và triển khai ngay.
"Có lẽ quy trình làm việc, xây dựng chính sách vẫn theo cách làm truyền thống, cần phải đẩy nhanh tốc độ hơn nữa", ông Thành nhấn mạnh.
Tránh "tác dụng ngược" đối với doanh nghiệp
Vướng mắc thứ hai trong việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023 theo ông Hiếu là Chính phủ cần thường xuyên bám sát việc thực thi chính sách để có điều chỉnh kịp thời.
Ví dụ, hiện nay chính sách có tác động tốt như giảm thuế VAT không chỉ có tác động đến kích thích tiêu dùng mà còn giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khi thực thi chính sách giảm thuế VAT, bởi theo quy định, nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt.
Trong khi đó, việc triển khai của doanh nghiệp vẫn còn nhiều lúng túng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Hiếu dẫn chứng và cho rằng, khi thực thi chính sách đừng để một chính sách tốt trở nên áp lực cho doanh nghiệp.
Ông cũng lưu ý, sắp tới khi có nhiều chính sách triển khai, cần phải tổ chức thực thi hướng đến sự minh bạch, công bằng dễ tiếp cận, dễ thực thi, tránh để chính sách trở thành áp lực ngược lại với doanh nghiệp. Các chính sách tốt cần đáp ứng được mục tiêu phục hồi, thay vì tạo thêm gánh nặng.
TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, việc xây dựng chính sách phục hồi, phát triển kinh tế phải tăng được hiệu lực, hiệu quả. Các chính sách cần thiết kế phải đơn giản, rõ ràng, để dễ thực thi và đỡ bị lạm dụng, cân đối được các nguồn lực hỗ trợ cho tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô.
Để làm được điều này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, địa phương. Các chính sách tốt, cần được thực thi ngay nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế giám sát việc thực thi để đảm bảo chương trình phục hồi, phát triển kinh tế được triển khai hiệu quả, kịp thời điều chỉnh các kẽ hở, bất hợp lý, ông Thành nhấn mạnh.
Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách
Những rủi ro cho tăng trưởng kinh tế 2022
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong trường hợp giá xăng dầu năm 2022 tăng 30-40% so với năm 2021, GDP sẽ giảm tốc độ tăng trưởng và lạm phát sẽ tăng lên so với các dự báo trước đó.
Đến năm 2030, miền Tây trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững
Đây là tầm nhìn được đặt ra tại quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới được Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký quyết định phê duyệt.
Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục
Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.