Bất động sản
Thực hư nhà đầu tư 600 tỷ ở Cocobay nhận lại tài sản để tự kinh doanh
Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Nhịp Cầu Việt Đức - nhà đầu tư lớn nhất ở Cocobay Đà Nẵng khi bỏ ra 600 tỷ đồng mua 42 bất động sản tại dự án này, trao đổi về phương án xử lý tài sản sau khi chủ đầu tư tuyên bố dừng trả thu nhập cam kết.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô, ông đã đồng ý nhận lại toàn bộ các bất động sản đã mua tại dự án Cocobay Đà Nẵng để tự vận hành kinh doanh, điều này có đúng không, thưa ông?
Ông Mai Huy Tân: Trả lời câu hỏi này theo kiểu Nam Bộ là “vậy mà không phải vậy”, nghĩa là đúng mà cũng không hẳn đúng như vậy.
Tôi xin giải thích cụ thể như sau: Khoảng cuối tháng 11/ 2019, Công ty Thành Đô đã đơn phương ra thông báo số 233/CV-TĐ về việc hủy bỏ cam kết trả thu nhập cho các nhà đầu tư đã mua căn hộ tại dự án Cocobay Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/2020.
Cũng trong thông báo này, Thành Đô cam kết sẽ thanh toán đầy đủ cam kết lợi nhuận cho các chủ sở hữu đến hết ngày 31/12/2019.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Đức Thành đã mời tôi đến trụ sở của Thành Đô tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trong buổi gặp gỡ này, ông Thành đã đưa ra giải pháp đề nghị thanh lý 42 hợp đồng mua bán 42 bất động sản tại dự án Cocobay Đà Nẵng, đính kèm là 42 hợp đồng cho thuê mà Thành Đô đã ký và sẽ trả lại toàn bộ số tiền gốc khoảng 600 tỷ đồng mà tôi đã đầu tư từ năm 2016.
Khi đó, tôi đã suy nghĩ và hỏi ông Thành rằng: "Khoản tiền thu nhập cam kết năm 2019, Thành Đô mới chỉ tạm ứng một phần nhỏ và đã thanh toán chậm 100 ngày. Số tiền Thành Đô còn nợ thu nhập cam kết còn lại của năm 2019 là 54 tỷ đồng, Thành Đô sẽ thanh toán như thế nào và vào trong thời gian bao lâu? 54 tỷ đồng còn chưa trả được thì Thành Đô lấy ở đâu ra 600 tỷ đồng nhằm thanh lý 42 hợp đồng"?
Ông Thành đã không trả lời được câu hỏi rất thẳng thắn của tôi mà chỉ hứa rằng, công ty đã cam kết thì sẽ trả đủ. Do đó, tôi đã quyết định lựa chọn phương án nhận lại các bất động sản đã mua tại dự án Cocobay thay vì nhận lại tiền.

Tại sao ông không chấp nhận đề xuất của bên phía Thành Đô đưa ra là thanh lý hợp đồng và nhận lại số tiền hơn 600 tỷ đồng?
Ông Mai Huy Tân: Tôi cho rằng, việc thanh lý hợp đồng như vậy đối với Thành Đô là rất quan trọng về mặt pháp lý để công ty này trút bỏ mọi trách nhiệm và nghĩa vụ đã ký kết trong các hợp đồng mua bán và hợp đồng cho thuê nhà đã ký với khách hàng.
Ngược lại, đối với khách hàng, họ sẽ nhận được bản thanh lý hợp đồng như một thứ "bánh vẽ" mà không biết bằng nguồn tiền nào và khi nào Thành Đô sẽ trả lại tiền cho mình.
Đề nghị thanh lý hợp đồng và trả lại tiền của Thành Đô là rất mơ hồ do không đi kèm các điều kiện cụ thể. Tôi lựa chọn nhận lại nhà tại dự án Cocobay vì đã mất niềm tin vào Thành Đô, khi doanh nghiệp này liên tục bội tín những điều đã cam kết và những phương án thanh lý hợp đồng với khách hàng cũng rất mập mờ, không minh bạch.
Mặt khác, 42 bất động sản mà Nhịp Cầu Việt Đức đã đầu tư tại dự án Cocobay Đà Nẵng là nhũng tài sản lớn, có giá trị lâu dài để khai thác vào hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Mục đích đầu tư của tôi cũng là mục đích lâu dài, không phải lướt sóng ngắn hạn.
Vì vậy, phương án nhận lại nhà ít ra có một cái được, đó là được sở hữu thực sự và sử dụng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Giờ nhìn lại, lý do gì đã khiến ông quyết định đầu tư vào Cocobay Đà Nẵng?
Ông Mai Huy Tân: Năm 2016, sau khi bán Công ty CTCP Xúc xích Đức Việt cho doanh nghiệp Hàn Quốc và có một lượng tiền lớn trong tay, tôi đã quyết định lựa chọn kênh đầu tư là bất động sản nghỉ dưỡng.
Lý do tôi lựa chọn đầu tư vào phân khúc này là vừa giữ được giá trị của nguồn tiền và tiềm năng tăng giá của bất động sản, vừa có được nguồn lợi nhuận hàng năm tốt hơn lãi suất mà ngân hàng mang lại.
Khi đó, lãi suất ngân hàng gửi cao nhất là 8%/năm, còn mức lợi nhuận cam kết của dự án Cocobay mà chủ đầu tư đưa ra tối thiểu đã là 12%/năm, tức cao hơn rất nhiều lãi suất ngân hàng
Bên cạnh đó, tôi cũng tin tưởng vào uy tín của Công ty Thành Đô và ông Nguyễn Đức Thành về việc doanh nghiệp này sẽ phát triển một dự án bất động sản nghỉ dưỡng thành công, thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tôi mới nhận ra sai lầm của mình là đặt niềm tin không đúng chỗ và "bỏ hết trứng vào một giỏ". Đến khi rủi ro xảy ra, tôi đã mất tất cả.
Hiện bên phía Công ty Thành Đô đã có động thái gì để trao trả lại số bất động sản mà ông đã mua?
Ông Mai Huy Tân: Công ty Nhịp Cầu Việt Đức và các chủ sở hữu khác tại Cocobay Đà Nẵng đã kiên trì đấu tranh và yêu cầu Thành Đô trước khi trao trả lại tài sản phải thực hiện những điều đã cam kết với khách hàng trong hợp đồng mua bán cũng như trong các thông báo của chính Thành Đô đã đưa ra từ tháng 11/2019 cho đến nay.
Thứ nhất, Thành Đô phải thanh toán toàn bộ thu nhập cam kết phát sinh đến 31/12/2019. Các văn bản đã ký kết giữa các bên vẫn có hiệu lực cho tới khi có văn bản thay thế.
Thứ hai, Thành Đô phải bàn giao cho chủ sở hữu sổ hồng theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Đến nay, Thành Đô đã bán nhà được hơn ba năm, các khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền mua căn hộ nhưng doanh nghiệp này vẫn không trả sổ đỏ cho bất kì chủ sở hữu nào.
Thứ ba, Thành Đô phải bàn giao đồng bộ, trọn vẹn nguyên khối các tòa Boutique Hotel cùng bản vẽ thiết kế, hoàn công, phòng cháy chữa cháy, hợp đồng xây dựng với nhà thầu trước đây.
Thứ tư, Thành Đô và các chủ sở hữu phải thỏa thuận được bộ quy chế vận hành chung như một khế ước minh bạch, bình đẳng để các chủ sở hữu có thể tiếp tục vận hành tài sản của mình thông qua đối tác mới, thay cho vai trò của Thành Đô. Quy chế vận hành này bao gồm quy chế khai thác các tiện ích chung đang có hoặc đang khai thác dở dang, nhằm mục đích khai thác có lợi cho các bên.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết những điều kiện để khách hàng nhận lại tài sản đều chưa được Thành Đô thực hiện. Do đó, Nhịp Cầu Việt Đức chưa thể ký biên bản bàn giao tài sản với Thành Đô.
Việc tiến hành bàn giao và trao trả lại các bất động sản cho Nhịp Cầu Việt Đức và các chủ sở hữu khác hiện vẫn đang "giậm chân tại chỗ".

Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư đã thực hiện trả cam kết lợi nhuận cho ông như thế nào?
Ông Mai Huy Tân: Năm 2017, Thành Đô đã trả thu nhập cam kết làm hai lần và đúng hạn. Năm 2018, Thành Đô cũng trả đủ hai lần thu nhập cam kết, tuy rằng cả hai lần đều trả chậm.
Đối với năm 2019, Thành Đô mới tạm ứng trả đợt 1 khoảng hơn 20% thu nhập cam kết và cũng trả chậm 100 ngày. Điều này khiến cho Nhịp Cầu Việt Đức bị ngân hàng phạt hơn 200 triệu tiền lãi trả chậm.
Số còn lại, gần 80% thu nhập cam kết của năm 2019 vẫn chưa được Thành Đô trả lại. Đó là chưa nói đến số tiền thu nhập cam kết kể từ 1/1/2020 khi Thành Đô đã bội tín và đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ thanh toán.
Với việc không có dòng tiền từ thu nhập cam kết tại dự án Cocobay, hiện khoản vay 400 tỷ đồng của Nhịp Cầu Việt Đức tại ngân hàng SHB đang được công ty xoay sở như thế nào?
Ông Mai Huy Tân: Việc chậm và không trả cam kết lợi nhuận của Công ty Thành Đô đã đẩy Nhịp Cầu Việt Đức trở thành một doanh nghiệp có nợ xấu đối với ngân hàng.
Trong tổng số tiền 400 tỷ đồng Nhịp Cầu Việt Đức vay tại ngân hàng, chúng tôi mới chỉ trả được 150 tỷ đồng bao gồm cả tiền gốc và lãi.
Hiện Nhịp Cầu Việt Đức vẫn đang nợ ngân hàng 350 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 329 tỷ đồng tiền gốc và hơn 20 tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã hoàn toàn mất dòng tiền để có thể trả nợ ngân hàng.
Sau khi nhận lại số bất động sản tại dự án Cocobay ông có kế hoạch kinh doanh khai thác như thế nào?
Ông Mai Huy Tân: 24 căn Boutique Hotel mà Nhịp Cầu Việt Đức sở hữu tại dự án Cocobay, mỗi căn lại nằm ở một khối khác nhau. Mỗi khối Boutique Hotel này được thiết kế gồm 10 căn liền kề, sử dụng chung một hệ thống thang máy, thang bộ, điều hòa nhiệt độ trung tâm và dùng chung lễ tân.
Vì thế, nếu tách biệt từng căn Boutique 7 tầng riêng lẻ thì chúng tôi không thể tự kinh doanh được.
Về vấn đề này, Thành Đô phải cùng các khách hàng thống nhất dồn các căn của cùng một chủ sở hữu thành một khối, để khi nhận lại tài sản về, khách hàng có thể tự quản lý vận hành được. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc này vẫn chưa được thực hiện.
Đó là chưa kể đến các căn condotel riêng lẻ, hàng trăm khách hàng cùng sở hữu các căn hộ khác nhau tại cùng một toà nhà, việc quản lý vận hành chắc chắn sẽ rất phức tạp.
Còn về việc khai thác vận hành dự án sau này, hiện Nhịp Cầu Việt Đức đã có thỏa thuận với một nhà đầu tư lớn, có uy tín và kinh nghiệm khai thác kinh doanh các tòa khách sạn trong tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng.
Xin cảm ơn ông!
Lối thoát nào cho khách hàng ở Cocobay
Cocobay vỡ trận: Không thể để mãi 'đứa con lai' ngoài vòng pháp luật
Condotel là mô hình bất động sản lai giữa căn hộ và khách sạn và có thể huy động hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư nhưng lại chưa được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ, dẫn đến đổ vỡ như ở dự án Cocobay Đà Nẵng.
Cocobay 'vỡ trận': Một người sai không có nghĩa cả thị trường sụp đổ
Phó tổng giám đốc Công ty CP Vinhomes Trần Thị Mỹ Lộc cho rằng, vụ Cocobay Đà Nẵng “vỡ trận” giống như “một anh lính đang đi giữa đường bị ngã, còn đoàn quân vẫn tiếp tục đi”.
Chủ đầu tư Cocobay đề xuất giảm hơn nửa lợi nhuận cam kết
Chủ đầu tư cũng đưa ra phương án phân chia lợi nhuận 80:20 với các chủ sở hữu không muốn chuyển căn hộ khách sạn thành căn hộ để ở.
Địa chấn Cocobay Đà Nẵng: Condotel có phải là tội đồ?
Mô hình không sai nhưng bị bóp méo trong bối cảnh thiếu vắng khung khổ pháp lý có thể dẫn đến có thêm dự án condotel đổ vỡ sau cú sốc Cocobay.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.