Hội VACD tổ chức thành công Đại hội toàn thể lần thứ III nhiệm kỳ 2019 - 2023
Sau 12 năm, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) với nhiều nỗ lực đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nền quản trị tốt hơn cho đất nước.
Với mức lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), cánh cửa nào cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năng lượng sạch, công nghệ, thương mại dịch vụ... tiếp cận được nguồn vốn hấp dẫn trong thời kỳ khó khăn này?
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Về cơ cấu, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm hơn 93% và doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm gần 4%.
Được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế, những năm qua, vai trò của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam ngày càng được coi trọng.
Mặc dù chiếm đa số và đóng góp lớn cho GDP, tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội, nhưng tiếc rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại luôn là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động tiêu cực của nền kinh tế. Báo cáo của công ty chứng khoán Rồng Việt cho biết, khoảng 80% doanh nghiệp mới thành lập không thể tồn tại quá 3 năm.
Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đã phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động.
Theo báo cáo từ Công ty Nghiên cứu thị trường InsightAsia, trong số các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, vốn được đặt lên cao nhất. Có 62% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ gặp khó về nguồn vốn, chủ yếu để đầu tư nhà xưởng, máy móc… Khó khăn về nguồn khách hàng đứng thứ 2 với 60%, khó khăn về nhà xưởng cũng có 55% người được khảo sát chỉ ra.
Trong khi đó, một khảo sát khác của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Để giải quyết khó khăn mà SMEs phải đối mặt về nguồn vốn, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) - một mô hình quỹ tài chính ngoài ngân sách đã được Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013.
Tuy nhiên, tính đến hết tháng 12/2018, số lượng doanh nghiệp SMEs tiếp cận thông tin về hoạt đoạt của quỹ SMEDF chỉ đạt 1.600, chiếm phần nhỏ trong tổng số doanh nghiệp SMEs.
Vào cuối tháng 6 vừa qua, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp SMEs trong bối cảnh đại dịch Covid-19, SMEDF đã ban hành quyết định giảm mức lãi suất cho vay. Theo đó, mức lãi suất cho vay ngắn hạn 2,16%/ năm, trung dài hạn 4%/ năm, thay vì 4,16%/ năm cho ngắn hạn và 6% cho dự án vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên, với mức lãi suất trên từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), cánh cửa nào cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năng lượng sạch, công nghệ, thương mại dịch vụ ...thuộc khu vực nông lâm và thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ tiếp cận được nguồn vốn hấp dẫn trong thời kỳ khó khăn này?
Cơ hội nào cho các doanh nghiệp SMEs phát triển sức cạnh tranh thông qua sự tiếp sức của SMEDF và ngân hàng?
Vào tháng 2/2020, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp.
Hoạt động cho vay gián tiếp của SMEDF dành cho đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Chương trình Cafe Quản Trị tháng 7 với chủ đề "Cánh cửa tiếp cận nguồn vốn hiệu quả từ SMEDF & MB cho các doanh nghiệp SMEs" do Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) phối hợp với SMEDF, MB tổ chức và được TheLEADER bảo trợ truyền thông sẽ được diễn ra vào ngày 17/7.
Nội dung chính của chương trình gồm bàn về một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình tiếp cận vốn vay được triển khai. Đồng thời, ngân hàng MB sẽ giới thiệu nội dung hợp tác cho vay gián tiếp với SMEDF và các sản phẩm dành cho doanh nghiệp SMEs.
Chương trình Cafe Quản Trị tháng 7 với chủ đề “Cánh cửa tiếp cận nguồn vốn hiệu quả từ SMEDF & MB cho các doanh nghiệp SMEs”
Đường link đăng ký online: https://forms.gle/x6jWCjsFDFf37NCWA
Hoặc tham gia trực tiếp xin đăng ký qua mail hoinhaquantri@vacd.vn
Thời gian: 8h30 – 11h30 ngày 18 tháng 7 năm 2020.
Địa điểm: Tầng 2 tòa nhà MB số 3 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội
Chương trình được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp (offline), trực tuyến (online) và livestream trên fanpage VACD, TheLEADER.
Sau 12 năm, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) với nhiều nỗ lực đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nền quản trị tốt hơn cho đất nước.
Bằng những hoạt động thiết thực, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) trong suốt 12 năm hình thành và phát triển vừa qua đã góp từng viên gạch nhỏ nhưng chắc để vươn tới mục tiêu xuyên suốt đã đặt ra là Vì một nền quản trị tốt hơn.
Biên bản ghi nhớ hợp tác này chính là cơ sở quan trọng giữa hai bên để tạo ra các cơ hội mới trong tương lai.
Ngày 1/7/2017, tại Khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) đã long trọng tổ chức buổi lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.