Diễn đàn quản trị
Tổng giám đốc Ecopark: 'Xây dựng chiến lược giống như lựa chọn khi kết hôn'
Một chiến lược hay phải mang hồn của doanh nghiệp để tất cả nhân viên đều được truyền cảm hứng và có niềm tin vào tương lai.
Trong khi nhiều doanh nhân cho rằng cần xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp ngay từ đầu, thậm chí từ khi doanh nghiệp chưa thành lập, Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark Trần Quốc Việt lại khẳng định, doanh nghiệp sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn lột xác và việc xây dựng chiến lược nằm ở giai đoạn thứ hai.
Ông Việt ví von quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng như cách một con rắn lớn lên. Giai đoạn lột xác thứ nhất là giải quyết những khủng hoảng về mặt quản trị liên quan đến vốn, nhân sự, thị trường... Khi đã có nền tảng về mặt quản trị mới xác định đường đi cho 10 - 20 năm tiếp theo, mới tính chuyện trao nghiệp cho thế hệ kế cận.
Trao đổi với TheLEADER bên lề chương trình Mạn đàm CEO với chủ đề "Chiến lược cho SME: Có cần và có thể?” do Câu lạc bộ CEO - Chìa khoá thành công tổ chức mới đây, ông Việt chia sẻ, đa phần doanh nghiệp đều xuất phát từ quy mô nhỏ, mỗi năm có vài chục nghìn doanh nghiệp giải thể nên khi mới thành lập, có thể tồn tại đã là thành công bước đầu.
Lãnh đạo Ecopark cho rằng, doanh nghiệp chỉ nên được xây dựng chiến lược khi đã đủ chín, đủ ngấm và đủ hiểu giống như thành ngữ "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Muốn xây được chiến lược tốt phải có cả lý thuyết và kinh nghiệm, vì có những người rất giỏi về chiến lược nhưng khi làm kinh doanh lại dễ đổ vỡ do trong đầu lúc nào cũng chỉ có chiến lược, những thứ rất ghê gớm.

“Đầu tiên, cảm giác tiền sẽ giúp thành công. Cứ làm cho ra tiền, có rồi mới quản. Nếu chưa có gì thì lấy gì để quản?”, ông Việt đặt vấn đề.
Doanh nghiệp có thể thoải mái nói về chiến lược nhưng ông Việt cho rằng không nên làm vội. Quá trình tồn tại một cách bản năng sẽ giúp doanh nghiệp cảm nhận sâu về ngành, đối thủ và thị trường, để từ đó có thể tạo nên một chiến lược tốt.
Tuy nhiên, nếu nghĩ nhỏ sẽ không bao giờ lớn được. Có những giai đoạn doanh nghiệp phải cặm cụi kiếm từng đồng doanh thu, mừng vì bán được từng sản phẩm, nhưng sẽ có lúc phải dừng lại xem đường đi sắp tới sẽ thế nào.
“Khi đói thì kiếm cơm ăn theo bữa nhưng khi đã ăn no, ngủ ngon rồi thì phải xem 10 - 20 năm tới mình là ai. Nhu cầu về chiến lược xuất hiện ở giai đoạn này”, ông Việt nói.
Chiến lược có thể xa vời như cá gỗ treo cao nhưng đó là niềm tin
Trong hơn 22 năm làm lãnh đạo doanh nghiệp, ông Việt đã ba lần xây dựng chiến lược 10 năm. Đầu tiên là Biti’s, tiếp đến là Kinh Đô Miền Bắc và từ tháng 2/2019, ông trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark - chủ đầu tư khu đô thị Ecopark ở tỉnh Hưng Yên - với nhiệm vụ đầu tiên là hoạch định chiến lược trong 10 năm tới.
Một lần, ông Việt đến công trường khu đô thị và đặt câu hỏi cho công nhân ở đây “anh đang xây gì?”. Câu trả lời thứ nhất ông nhận được là xây một bức tường. Câu trả lời thứ hai là xây một toà nhà. Và câu trả lời thứ ba là xây dựng thành phố Ecopark. Đó là ba tầm nhìn khác nhau của những người công nhân xây dựng.
Theo ông Việt, nếu một người có tầm nhìn xa thì có thể giúp công ty tiến xa hơn, cũng như sử dụng đèn pha giúp xe phóng được nhanh hơn. Còn chỉ dùng đèn cốt để chăm chú tránh ổ gà thì sẽ luôn mắc phải ổ gà, chỉ làm những điều ngắn hạn, trước mắt.
Điều quan trọng đầu tiên là phải làm cho cán bộ nhân viên có niềm tin vào tương lai. Tầm nhìn xa đến đâu là một chuyện nhưng quan trọng hơn, tầm nhìn đó cần là một tầm nhìn chung, không chỉ của riêng lãnh đạo mà cần là của cả tập thể.
“Nếu tất cả nhân sự trong công ty có chung tầm nhìn thì việc xây dựng và thực thi chiến lược vô cùng thuận lợi. Nhưng nếu lệch pha nhau, một bên lãnh đạo nhìn xa nhưng nhân viên nhìn thấp thì xây dựng chiến lược cũng vô nghĩa. Cũng như mình đang kéo một cỗ máy rất nặng nề”, lãnh đạo Ecopark nhận định.
Nhưng để tất cả nhân sự trong công ty có chung tầm nhìn, có chung định hướng cũng không phải là điều đơn giản. Chìa khoá, theo ông Việt, nằm ở tố chất của người lãnh đạo. Có nhiều mẫu lãnh đạo, từ người truyền cảm hứng cho đến những người theo phong cách “sát thủ”, mỗi người có một điểm mạnh riêng. Tuy nhiên, đối với vấn đề chiến lược thì phải truyền cảm hứng.
“Chiến lược là niềm tin, có thể rất xa vời như con cá gỗ treo trên cao, nhưng điều đó làm cho người ta tin. Họ tin rằng hôm nay ăn mắm, ăn muối nhưng tương lai sẽ ăn thịt ăn cá với lãnh đạo, hôm nay khó khăn nhưng quyết tâm đi đường dài vì họ thấy suy nghĩ của lãnh đạo đúng và có tầm”, ông Việt nói.
Điều này cũng được ông Việt ví von như chuyện lấy chồng, hỏi vợ. Người phụ nữ có thể lấy chồng nghèo nhưng họ tin tưởng tương lai chồng sẽ giàu và sẽ yêu thương họ. Với đàn ông, họ thường không chọn hoa hậu mà chọn những người có tiềm năng trở thành hoa hậu. Chiến lược cũng vậy, phải có tầm nhìn vào tương lai.
Việc xây dựng chiến lược giống như việc kết hôn, là sự lựa chọn cho cả cuộc đời. Chiến lược là một hành trình, một con đường và cả triết lý. Nó không đơn giản là một mô hình kinh doanh, không chỉ là để chiến thắng trong một trận đánh mà phải giúp chiến thắng trong mọi cuộc chiến.
Thông thường, khi lãnh đạo doanh nghiệp không có kinh nghiệm thì sẽ đi thuê tư vấn về giúp xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, có những chiến lược được xây nên rất hoành tráng, vẽ nên một bức tranh rất đẹp nhưng ông Việt cho biết, những bức tranh đấy chỉ dùng để treo tường, để trang trí.
Chiến lược, cần đi từ ý tưởng của người đứng đầu là người hiểu biết nhất về công ty, là những người gánh trên vai sứ mệnh của công ty. Một nhà tư vấn dù có trách nhiệm cũng không chắc sẽ theo doanh nghiệp 5 - 10 năm. Họ chỉ có thể giúp doanh nghiệp tạo một cái khung, cung cấp lý thuyết, mô hình. Tất cả chỉ mang tính chất tham khảo.
“Bố mẹ có thể khuyên con lấy người này, người kia nhưng lấy ai là việc của bạn, bạn phải là người chịu trách nhiệm cho quyết định, cho tương lai của mình. Tương tự, sự thành bại của doanh nghiệp nằm ở chiến lược, hướng đi, do đó chủ doanh nghiệp phải quyết định, không ai quyết định thay được”, ông Việt nói.
Lãnh đạo Ecopark cũng nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện chiến lược, đôi khi cơ hội đến rất nhiều, song khi đã xác định đường đi thì không đứng núi này trông núi nọ. Ngoài ra, phải có công tác đánh giá thực hiện chiến lược mỗi năm để xem có phù hợp, hiệu quả hay không từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, chiến lược không chỉ là cách làm kinh doanh mà còn là triết lý sống, một chiến lược hay phải có hồn của doanh nghiệp trong đó, phải để nó được truyền tải và thấm vào từng nhân sự trong doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh
Chiến lược quản trị nhân tài của Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), rủi ro của mọi rủi ro là con người. Con người là tài sản quý giá của tổ chức nhưng không phải là sở hữu của tổ chức, do đó phải có chính sách, chế độ thì con người mới đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
Bước đi thần tốc của VinFast và chiến lược 'dựa thế kẻ mạnh’
Theo Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn, cách để doanh nghiệp đi nhanh nhất là phải khôn khéo chọn các đối tác mạnh và phù hợp trong xu thế toàn cầu hoá.
Hút khách hàng bằng 3 chiến lược kinh doanh mới
Tăng lượng khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải cách làm nào cũng mang lại hiệu quả. 3 chiến lược kinh doanh dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp mang về hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Chiến lược kinh doanh: 'Đừng chết vì không biết chọn lựa'
Trong kinh doanh, cơ hội xuất hiện khá nhiều, nhưng để biến cơ hội thành kết quả là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều công sức và đánh đổi.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.