Thực thi quyền sở hữu trí tuệ với hàng hóa nhập khẩu vi phạm
Khi phát hiện ra một loại hàng hóa nhập khẩu nào đó có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải làm gì để có thể bảo vệ được lợi ích và tài sản trí tuệ của mình?
Biện pháp tốn kém nhất để giải quyết việc xâm phạm quyền là tiến hành kiện tụng tại tòa nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp bị các ‘‘đối thủ’’ xâm phạm trong cùng hoặc không cùng hệ thống pháp luật.
Nếu tranh chấp không cùng hệ thống pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải thực thi quyền ở nhiều địa điểm khác nhau và tại nhiều tòa án khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp có thể sẽ cần một cơ chế giải quyết tranh chấp khác rẻ hơn và tiết kiệm thời gian hơn so với việc kiện tụng tại tóa án - thường là trọng tài hoặc hòa giải. Sử dụng biện pháp trọng tài và hòa giải nghĩa là doanh nghiệp đang tìm kiếm sự đồng thuận.
Nhìn chung, trọng tài có ưu điểm là ít thủ tục hơn so với tòa án chính thống và quyết định của trọng tài thường dễ thực thi hơn ở cấp độ quốc tế. Một ưu điểm của hòa giải là các bên vẫn kiểm soát được quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này giúp doanh nghiệp giữ gìn các mối quan hệ kinh doanh tốt với những công ty mà họ muốn hợp tác trong tương lai.
Tuy nhiên, quyết định của người hòa giải không có tính bắt buộc đối với các bên có liên quan và vì thế, biện pháp hòa giả có thể ít mang tính ‘‘hiệu lực’’ trong giải quyết tranh chấp. Thông thường, trọng tài và hòa giải là một biện pháp thay thế rất tốt (hoặc ít nhất là hòa giải sẽ ít tốn kém hơn) so với việc kiện tụng tại tòa án. Là một phần của chiến lược kinh doanh, tốt hơn hết doanh nghiệp hãy bổ sung những điều khoản thích hợp vào trong hợp đồng rằng trong giải quyết tranh chấp, các bên sẽ sử dụng biện pháp trọng tài và hòa giải đầu tiên (và có thể là duy nhất), nếu có thể.
Trung tâm Trọng tài và Hòa giải của WIPO là một trong số các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ mà không cần khởi kiện tại tòa án. Trung tâm cung cấp những dịch vụ giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp tư nhân, gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.
WIPO có quy tắc trung lập về hòa giải. Trông số đó, các quy tắc về hòa giải, trọng tài, trọng tài nhanh và xác định của chuyên gia WIPO phù hợp với mọi tranh chấp thương mại. Họ cũng đưa ra các điều khoản để giải quyết các nhu cầu cụ thể trong các tranh chấp về TSTT và công nghệ như về tính bảo mật và bằng chứng kỹ thuật. Các bên có thể dựa trên một cơ sở dữ liệu phong phú bao gồm các trọng tài viên, hòa giải viên và chuyên gia WIPO độc lập trong nước và quốc tế, có kỹ năng trong tất cả các lĩnh vực SHTT và các thủ tục giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng giữa các bên, Trung tâm Trọng tài và Hòa giải của WIPO đã cung cấp các điều khoản hợp đồng mẫu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp sau này trong các hợp đồng nhất định; doanh nghiệp có thể xem các điều khoản mẫu tại địa chỉ http://arbiter.wipo.int/arbitration/contract- clauses/index.html.
Các điều khoản mẫu của WIPO có thể được tìm thấy ở nhiều hợp đồng khác nhau liên quan đến sở hữu trí tuệ, bao gồm sáng chế, bí quyết kỹ thuật, li-xăng phần mềm, nhượng quyền thương mại, thỏa thuận sử dụng chung nhãn hiệu, hợp đồng phân phối, liên doanh, hợp đồng nghiên cứu và phát triển, hợp đồng triển khai các công nghệ nhạy cảm, các vấn đề sở hữu quan trọng trong hợp đồng mua bán và sáp nhập, hợp đồng tiếp thị dụng cụ thể thao, và các hợp đồng liên quan đến hoạt động xuất bản, âm nhạc và phim ảnh. Các điều khoản mẫu của WIPO có thể thường xuyên tìm thấy trong các hợp đồng li-xăng có hiệu lực giữa các bên ở các nước khác nhau.
Trung tâm cung cấp các dịch vụ liên quan tới bốn vấn đề chính.
Thứ nhất là công tác hòa giải (http://arbiter.wipo.int/artribition).
Thứ hai là công tác trọng tài (http://arbiter.wipo.int/mediation).
Thứ tư là tranh chấp liên quan đến tên miền (http://arbiter.wipo.int/domains); và cuối cùng là các dịch vụ chuyên biệt khác để giải quyết tranh chấp (http://arbiter.wipo.int/center).
Khi phát hiện ra một loại hàng hóa nhập khẩu nào đó có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải làm gì để có thể bảo vệ được lợi ích và tài sản trí tuệ của mình?
Khi một tài sản trí tuệ càng có giá trị, thì khả năng tài sản đó bị các doanh nghiệp khác lợi dụng và xâm phạm càng cao. Vậy các doanh nghiệp thường có chiến lược như thế nào để ngăn chặn các bên khác xâm phạm sở hữu trí tuệ của mình?
Mọi người đều thích sử dụng emoji. Chắc chắn rồi! Chúng thú vị và màu sắc. Chúng có thể giúp cho người dùng thể hiện những biểu cảm đáng yêu, sự dí dỏm và những ý tưởng tuyệt vời. Chính vì vậy, giới trẻ và đặc biệt là Gen Z rất thích sử dụng emoji trên không gian mạng.
Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.
Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Điện mặt trời có vai trò ngày càng quan trọng nhưng nguồn năng lượng xanh này còn nhiều điểm nghẽn nên tỷ trọng trong tổng công suất các nguồn điện còn thấp.
Hoạt động tái cấu trúc nợ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Novaland trong năm 2024.
Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào dự án khu dân cư Đông Tây, Công ty TNHH Đầu tư đô thị Phổ Yên đang đứng trước tình thế đầy khó khăn do dự án phải đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo quy định mới.
Tết Nguyên đán 2025, Tập đoàn Thiên Minh giới thiệu bốn tour du lịch độc đáo, trải nghiệm nét đẹp văn hóa và cảnh sắc thiên nhiên của Việt Nam.
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.