Quốc tế

Trung Quốc mở cửa lĩnh vực tài chính, tin vui cho các nhà đầu tư nước ngoài

Linh Lan Thứ hai, 13/11/2017 - 10:52

Phố Wall sẽ có thể sớm hoạt động ở Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.

Ảnh: CNNMoney

Bắc Kinh cho biết sẽ cho phép các công ty nước ngoài sở hữu các ngân hàngcông ty đầu tư Trung Quốc trong một quyết định được thông qua mới đây nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhằm mở cửa ngành công nghiệp tài chính khổng lồ của nước này.

Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao đã tiết lộ những thay đổi trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (10/11). Các hạn chế và rào cản đối với đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng Trung Quốc sẽ bị loại bỏ. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tới 51% cổ phần trong các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư và các nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ tại nước này.

Ông Zhu nói rằng, các quy định mới sẽ sớm được tiến hành nhưng không đưa thêm thông tin chi tiết hơn về thời gian.

Các ngân hàng lớn của phương Tây hầu như không có mặt ở Trung Quốc - chỉ có HSBC là có sự hiện diện đáng kể thông qua việc sở hữu 19% cổ phần trong Ngân hàng Giao thông Trung Quốc - Bank of Communications - tuy nhiên, các ngân hàng khác cũng đều muốn tận dụng sự thịnh vượng ngày càng tăng của nước này.

Các quy tắc về quyền sở hữu hạn chế trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc là một rào cản lớn đối với các công ty Mỹ trong thời gian gần đây khi các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép nắm giữ cổ phần thiểu số, theo đó, ít có ảnh hưởng trong các quyết định lớn.

Đó là lý do tại sao Ngân hàng Mỹ JPMorgan (JPM) đã bán số lượng cổ phần thiểu số trong liên doanh ngân hàng đầu tư của mình vào năm ngoái.

Vì vậy, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã hoan nghênh quyết định thay đổi luật này.

JPMorgan sẽ "đánh giá các lựa chọn khả thi để tăng cường vị trí của mình tại Trung Quốc", phát ngôn viên của ngân hàng cho biết.

"Quyết định của chính phủ Trung Quốc trong việc cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ đến 51% trong các liên doanh chứng khoán là bước đi quan trọng trong việc mở rộng hơn nữa lĩnh vực tài chính của Trung Quốc", Eugene Qian, Chủ tịch UBS của Ủy ban Chiến lược Trung Quốc nhận định.

Tin tức này được đưa ra vào cuối chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Trump. Ông Trump thường lên tiếng chỉ trích thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, gần 350 tỷ USD vào năm ngoái.

Theo đó, việc giúp các công ty Mỹ thực hiện các dịch vụ tài chính ở Trung Quốc dễ dàng hơn sẽ giúp cán cân thương mại trở nên cân bằng hơn.

"Những cải cách này đã có trong chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình", Aidan Yao, nhà kinh tế học tại AXA Investment Managers, nói.

Ngành tài chính của Trung Quốc có giá trị lớn thứ hai thế giới với 33 nghìn tỷ USD.

"Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc là những điểm thu hút không thể cưỡng lại được", ông Yao nói thêm.

Trung Quốc có những lý do thuyết phục để tạo điều kiện cho các công ty tài chính nước ngoài thực hiện kinh doanh trong nước.

Nhiều ngân hàng lớn và các công ty dịch vụ tài chính ở Trung Quốc thuộc sở hữu của chính phủ và cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả vay rất nhiều tiền mặt.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Zhou Xiaochuan gần đây nói rằng sự thiếu cạnh tranh với bên ngoài có thể dẫn tới "sự lười biếng" trong lĩnh vực tài chính.

Ông Zhou đã kêu gọi thị trường đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định cho ai vay của các ngân hàng. Sự phân bổ vốn không hiệu quả đã khiến Trung Quốc phải gánh số nợ doanh nghiệp khổng lồ so với quy mô nền kinh tế.

Điều đó dẫn đến sự gia tăng số lượng các công ty ma, các doanh nghiệp không sinh lợi vẫn còn sống nhờ vào nguồn cấp tín dụng nhỏ giọt.

Theo ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Macquarie, việc mở cửa thị trường, nâng cao cạnh tranh quốc tế và trau dồi chuyên môn có thể giúp các ngân hàng Trung Quốc hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng, không nên quá vui mừng với những thay đổi này.

James McGregor, cựu Giám đốc điều hành của Dow Jones tại Trung Quốc và hiện là chủ tịch của Công ty Quan hệ công chúng APCO Worldwide, cho rằng, Trung Quốc vẫn có thể phớt lờ các quy định để giúp các công ty trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty nước ngoài.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng đón nhận quyết định này một cách thận trọng. Chủ tịch William Zarit cho biết các hạn chế đầu tư vẫn "đang cản trở hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong thời gian dài".

Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước đi ban đầu để mở cửa hệ thống tài chính trong những năm gần đây, bao gồm quy định giúp người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán dễ dàng hơn.

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế

Quốc tế -  7 năm

Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường trong nước, đặc biệt với lĩnh vực dịch vụ, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  15 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều