Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc đua mạng 6G

Hường Hoàng Thứ năm, 01/12/2022 - 14:34

Những bước tiến gần đây cho thấy Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc đua phát triển mạng 6G, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu công nghệ mạng 6G bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ (Ảnh: VnEconomy)

Mạng 4G ra mắt công chúng vào năm 2009, và 10 năm sau, mạng 5G mới chính thức được thương mại hóa. Trên thực tế, để phát triển mạng di động cần có sự hợp tác của các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, vì vậy các quốc gia cần nhiều năm để phát triển một thế hệ mạng viễn thông mới.

Hầu hết những công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực này đều đến từ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Và với sự vượt lên dẫn đầu khi phát triển mạng 5G, Trung Quốc đã làm cho các quốc gia khác trên đường đua “sốt vó”. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã không ít lần tỏ ra thất vọng với sự chậm trễ này của các công ty trong nước.

Lệnh cấm vận của Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và thậm chí châu Âu không thể hợp tác, chia sẻ nghiên cứu khoa học với một số doanh nghiệp Trung Quốc, gây gián đoạn quá trình phát triển mạng 6G của nước này.

Điều này có thể khiến việc phát triển mạng 6G mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, theo những báo cáo gần đây, Trung Quốc đang tiếp tục dẫn đầu trong công cuộc chinh phục mạng 6G.

Nhiều kết quả khả quan

Theo báo cáo gần đây, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông và thiết bị cầm tay Trung Quốc ZTE và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã tiến hành một số thử nghiệm mẫu công nghệ quan trọng đối với mạng 6G.

Theo đó, ZTE đã cung cấp không ít nhân lực và vật lực cho hoạt động thử nghiệm. Năm cuộc thử nghiệm mà ZTE tham gia bao gồm:Mẫu khái niệm mạng tự trị phân tán và mạng song sinh kỹ thuật số 6G, mẫu khái niệm công nghệ chính của mạng điện toán 6G, mẫu khái niệm công nghệ chính 6G terahertz, mẫu khái niệm công nghệ chính tích hợp nhận thức truyền thông 6G và mẫu khái niệm công nghệ siêu bề mặt thông minh 6G.

Tất cả những báo cáo về các thử nghiệm 6G của ZTE với chính phủ đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thế giới có thể sớm sử dụng công nghệ 6G. Tương tự như mạng 5G, nhiều năm nữa, thế giới mới có thể áp dụng những tiềm năng của mạng 6G vào thực tế đời sống kinh tế - xã hội.

Như chúng ta đã biết, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đầu tư vào 6G, Mỹ và châu Âu đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu công nghệ này.

Năm ngoái, Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) tuyên bố rằng trong số khoảng 38.000 bằng sáng chế liên quan đến 6G trên toàn thế giới, có 13.449 bằng sáng chế đến từ Trung Quốc (chiếm đến 35%). Và Hoa Kỳ đứng thứ hai với 18% bằng sáng chế 6G. Sự khác biệt là khá lớn, nhưng Hoa Kỳ không hề có ý định đứng mãi ở vị trí này!

Ericsson đầu tư hàng triệu USD vào nghiên cứu mạng 6G ở Anh

Khi Trung Quốc đã đi đến giai đoạn thử nghiệm các mẫu công nghệ 6G quan trọng, thì châu Âu và Mỹ vẫn đang trong quá trình đầu tư.

Sau khi cấm vận những công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE, Mỹ quay sang hợp tác với những tập đoàn hàng đầu về công nghệ mạng di động là Ericsson và Nokia trong việc phát triển mạng 6G. Các báo cáo gần đây cho biết Ericsson sẽ đầu tư hàng triệu bảng vào hoạt động nghiên cứu mạng 6G ở Anh.

Ericsson cho biết sẽ hợp tác với nhiều trường đại học về bảo mật phần cứng, trí tuệ nhân tạo, mạng nhận thức (cognitive network - một loại mạng dữ liệu mới sử dụng công nghệ tiên tiến từ một số lĩnh vực nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề mà những mạng truyền thông hiện tại đang phải đối mặt) và điện toán lượng tử.

Ericsson cho biết tập đoàn đang thực hiện kế hoạch 10 năm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của mạng 6G. Theo tập đoàn này, mạng 6G sẽ được thương mại hóa vào khoảng năm 2030.

Bà Katherine Ainley, giám đốc điều hành của Ericsson Vương quốc Anh và Ireland, cho biết: “Chúng tôi sẽ thành lập một nhóm nghiên cứu gồm 20 nhà nghiên cứu cấp cao ở Vương quốc Anh, đồng thời tài trợ kinh phí cho sinh viên. Trọng tâm ban đầu trong hoạt động của nhóm sẽ là phát triển mạng 6G và bảo mật phần cứng”. Có thông tin cho rằng một số trường đại học ở Anh như Đại học Surrey, Đại học Bristol và Đại học Manchester sẽ tham gia vào hoạt động này.

Thêm vào đó, bà Katherine tuyên bố sẽ bổ sung 17 điểm nghiên cứu hiện có của Ericsson tại 12 quốc gia vào nhóm nghiên cứu. Chính phủ Anh cho biết khoản đầu tư của Ericsson đại diện cho “sự tin tưởng” vào ngành viễn thông của Vương quốc Anh. Bà Katherine cũng cho biết thêm rằng nước này sẽ sớm công bố chiến lược phát triển công nghệ 6G.

Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp

Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  2 năm

Sau vụ vỡ nợ của công ty giải trí Legoland, Hàn Quốc sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tiêu điểm -  2 năm

Trong chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 - 1/11/2022, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”.

Tổng bí thư: Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc

Tổng bí thư: Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc

Tiêu điểm -  2 năm

Việt Nam mong muốn tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Trung Quốc rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Trung Quốc rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Một trong những bất cập mà doanh nghiệp thường gặp phải khi đăng ký sở hữu trí tuệ là thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài. Tuy vậy, mới đây, hệ thống đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc đã có sự biến chuyển lớn, rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu rất nhiều so với trước đây.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  6 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  6 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  6 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  9 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  10 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều