Bà chủ Việt thu ngàn tỷ nhờ làm 'cánh cổng' đưa hàng Nhật vào Việt Nam
Lê Vân Mây đã đưa Hoa Sen từ một doanh nghiệp bán buôn và kho vận nhỏ lẻ trở thành một nhà phân phối lớn các sản phẩm tã, sữa công thức cho trẻ và thực phẩm Nhật Bản.
Nghệ nhân Hiroki Nemoto vừa chia sẻ nghệ thuật thưởng thức trà tại nhà hàng – café phong cách Nhật bản đương đại Morico tại 30 Lê Lợi, Q.1, TP. HCM.
Là truyền nhân 6 đời của dòng họ làm trà Temomi, Hiroki Nemoto từng được vinh dự tiếp trà cho các đại biểu trong hội nghị thượng đỉnh G7 vào 2016 tại thành phố Ise Shima. Tuy còn trẻ tuổi nhưng Nemoto-san đã đảm đương nhiều vai trò đa dạng và cao quý như nghệ nhân trà kiêm giám đốc điều hành công ty trà Nemoto, đại biểu Hội bảo tồn trà Temomi tỉnh Ibaraki, và giáo sư Hội trà Temomi tại Nhật.
Bằng sự đam mê và kiến thức sâu rộng, Nemoto-san đã dẫn dắt mọi người tìm hiểu những nét độc đáo nhất trong văn hóa thưởng trà lâu đời của Nhật Bản.
Điểm ấn tượng đầu tiên trong buổi workshop là loại trà sử dụng, trà vò tay Temomi được biết đến như một trong những loại trà ngon nhất thế giới.
Không chỉ có giá đắt đỏ với 100 gram trà trị giá hơn 22 triệu đồng, trà Temomi được biết đến với khâu chế biến kỳ công khi người nghệ nhân phải sao khô trà trực tiếp bằng tay trên hơi nóng 100°C trong nhiều tiếng liên tục mà chỉ được phân cách bằng một tấm giấy chuyên dụng. Chính phương pháp này giúp cho trà Temomi giữ được hương thơm và vị ngọt có “một không hai", không lẫn vào đâu được.
Nemoto-san cũng đưa người tham dự đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác bằng tuyệt chiêu pha trà bằng…nước đá.
Trái với suy nghĩ trà phải pha bằng nước sôi của người Việt, trà vò tay Temomi có thể pha bằng nhiều mức nhiệt độ khác nhau từ nước đá, nước 30 độ, 70 độ, đến 80 độ C để tạo ra độ ngọt thơm đặc trưng.
Với cách pha chế đặc biệt này, hương vị của trà sẽ trở nên đậm đà hơn khi nhâm nhi kèm các món ngọt. Để giữ đúng tinh thần thưởng trà, khách thưởng trà còn phục vụ kèm mứt đậu, mứt khoai lang, đặc sản của vùng Ibaraki; và đặc biệt là Higashi, một dạng wagashi khô (“Wagashi”: món ngọt kèm trà để trung hoà vị đắng) được chính tay Morico đặc biệt chế biến dành riêng cho khách trong buổi thưởng trà chứ không bán.
Khác với hai lần tổ chức trước tại Morico, workshop lần này còn có thêm hoạt động trực tiếp xay Tencha để tạo ra Matcha thượng hạng bằng cối Granite. Hoạt động này khiến khán giả vô cùng thích thú, thậm chí xếp hàng chờ đến lượt tham gia.
Điều thú vị là khách tham gia workshop lần này trẻ hơn và đa dạng hơn. Không chỉ có những fan trung thành của Morico, mà có cả những bạn trẻ hiện đại cá tính nhưng tò mò về văn hóa Nhật Bản. Đây là một tín hiệu vui chứng tỏ nét đẹp này đã đến được nhiều đối tượng, cũng như nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng.
Đặc biệt, sự kiện lần này còn có sự góp mặt của Huỳnh Như, một blogger về lifestyle từng xôn xao cộng đồng với bộ hình chú nhím dễ thương du hí khắp Saigon.
“Giới trẻ như Như ai cũng biết về matcha, nhưng không phân biệt được với trà xanh. Đôi lúc cũng tự hỏi sao matcha giá nó cao. Hôm nay thì Như hiểu để làm ra matcha kỳ công hơn nhiều, trà phải được che chắn tránh mặt trời trong 1 tháng, để giữ được chất tanin. Nên lúc nãy thưởng thức matcha thượng hạng thì rõ ràng có vị rất bùi và thơm, rất khác biệt. Nếu không có buổi workshop này, Như cũng không phân biệt matcha thật, và cũng không biết được truyền thống thưởng trà của Nhật Bản thú vị đến như vậy”, Huỳnh Như chia sẻ.
Workshop “Thưởng trà thượng hạng cùng nghệ nhân đến từ Nhật Bản” là một trong những hoạt động thường xuyên của Morico nhằm giúp mọi người hiểu về sự độc đáo kỳ công trong sản xuất, thưởng thức matcha và trà Temomi.
“Phải mất nhiều công sức và thời gian mới mời được nghệ nhân Nemoto-san đến Việt Nam, nhưng với sự kiên quyết và mối quan hệ thân thiết với đối tác bên Nhật, Morico vẫn nỗ lực đem hoạt động này đến mọi người”, chị Thanh Vân, Giám đốc Marketing của Morico chia sẻ thêm.
Ngoài Workshop quảng bá nghệ thuật thưởng trà, Morico còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tinh thần đều đặn như buổi tự tay làm nước hoa khô Nhật Bản, lớp học làm bánh Wagashi, buổi hoà nhạc mini…nhằm mang đến một sân chơi bổ ích góp phần tô đậm phong cách sống đương đại Nhật Bản.
Chị Vân cho biết, tất cả những hoạt động này cùng với những món ăn chất lượng cao tại chuỗi nhà hàng - cafe Morico nhằm hướng đến mục tiêu “nuôi dưỡng tinh thần", đem đến cho thực khách sự thư thái giữa lòng đô thị náo nhiệt.
Lê Vân Mây đã đưa Hoa Sen từ một doanh nghiệp bán buôn và kho vận nhỏ lẻ trở thành một nhà phân phối lớn các sản phẩm tã, sữa công thức cho trẻ và thực phẩm Nhật Bản.
Lê vàng Housui là một trong những đặc sản của tỉnh Myagi, Nhật Bản.
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Căn hộ hạng sang M Landmark Residences ở trung tâm thành phố biển Đà Nẵng có tầm nhìn bao trọn thành phố biển xinh đẹp.
Những màn pháo hoa ấn tượng, lung linh sắc màu được chiêm ngưỡng tại tầng 45 toà nhà M Landmark Residences với góc nhìn mới lạ.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.