Doanh nghiệp
Tương lai ảm đạm của 'vua tôm' Minh Phú
Dù vừa huy động được hơn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông là tập đoàn Mitsui của Nhật Bản nhưng tương lai của Minh Phú vẫn tỏ ra khá mờ mịt.
Trong quý 1/2019, “vua tôm” Minh Phú có kết quả kinh doanh kém khả quan khi doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ, song lợi nhuận công ty mẹ chỉ đạt 87 tỷ đồng, giảm 14,7%.
Minh Phú giải thích nguyên nhân lợi nhuận giảm là do thời tiết xấu dẫn đến công ty phải thu mua nguyên liệu với giá cao. Trong ĐHCĐ diễn cuối tháng 6, Công ty cũng điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 38% do sự chậm trễ trong việc triển khai công nghệ nuôi tôm mới và mở rộng năng lực chế biến.
Mặc dù vậy, việc Minh Phú giảm mạnh dự báo lợi nhuận nhiều khả năng đến từ những cáo buộc Công ty có liên quan đến việc tránh thuế chống bán phá giá tôm tại Mỹ.
Cụ thể, Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam. Trong trường hợp bị buộc tội, Minh Phú sẽ chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với tôm Ấn Độ, thuế này đang ở mức thấp 1,35% theo kết quả của giai đoạn rà soát gần nhất nhưng có thể thay đổi trong mỗi kỳ xem xét tiếp theo.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, để tránh các cáo buộc bán phá giá, thời gian tới Minh Phú sẽ giảm nhập khẩu nguyên liệu tôm từ Ấn Độ, nơi có chi phí nuôi tôm thấp hơn chi phí ở Việt Nam từ 20-30%. Trên thực tế, nhập khẩu tôm thẻ Ấn Độ của Minh Phú trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm 82% so với cùng kỳ. Do đó, Minh Phú sẽ phải chịu giá nguyên liệu cao hơn.
Ban lãnh đạo Minh Phú cho biết, hiện chưa nhận được bất kỳ yêu cầu điều tra nào từ chính quyền Mỹ. Tại ĐHCĐ, Công ty tự tin rằng sẽ không bị buộc tội trốn thuế song từ chối cho biết khi được hỏi về mức độ chế biến sâu đối với tôm Ấn Độ và bao nhiêu tôm có nguồn gốc từ Ấn Độ được xuất khẩu sang Mỹ.
Trong khi thị trường Mỹ gặp nhiều trở ngại, Minh Phú lại bỏ lỡ cơ hội tiến vào thị trường châu Âu. Dù Việt Nam đã ký hiệp định tự do thương mại châu Âu (EVFTA), song tỷ trọng xuất khẩu của Minh Phú vào thị trường này rất thấp.
Tới cuối năm 2018, 28 nước thuộc EU chỉ chiếm khoảng 7,2% tổng giá trị xuất khẩu của Minh Phú. Công ty muốn mở rộng thị phần tại EU từ 12% hiện tại lên 15-20%. Kế hoạch này đòi hỏi đầu tư vào dây chuyền xử lý mới, trung bình mất 18 tháng xây dựng.
Hồi tháng 5, Minh Phú đã phát hành 60 triệu cổ phiếu cho tập đoàn Nhật Bản Mitsui. Giá chào bán là 50.630 đồng mỗi cổ phần giúp Minh Phú thu về 3.037 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Đối tác Nhật Bản sẽ nâng sở hữu lên 35,1% sau khi hoàn tất giao dịch thông qua mua cổ phần riêng lẻ và cổ phần từ các cổ đông hiện hữu.
Số tiền thu về từ thương vụ này dự kiến giúp Minh Phú mở rộng sản xuất. Công ty dự định tăng công suất chế biến từ mức hiện tại là 76.000 tấn/năm lên 200.000 tấn/năm vào năm 2025. Khoảng 50% nhu cầu vốn sẽ được tài trợ bằng số tiền thu được từ phát hành riêng lẻ cho Mitsui, phần còn lại được tài trợ bằng nợ.
Tuy nhiên, các dự án hiện bị chậm tiến độ. Dự án Minh Quí Cà Mau đã bị hoãn lại để chờ phê duyệt của Hội đồng quản trị mới. Thủ tục hành chính xây dựng Minh Phú Kiên Giang 1 và 2 với chính quyền tỉnh Kiên Giang vẫn chưa hoàn thành dẫn đến việc hoãn thi công hai nhà máy.
Phía Minh Phú cho biết, do kế hoạch nâng công suất chế biến đang bị trì hoãn, hơn 3.000 tỷ đồng tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ cho Mitsui sẽ được dùng để làm việc khác. Cụ thể là chi 871,8 tỷ đồng để mua lại 30,8% cổ phần công ty Minh Phú Hậu Giang từ Mitsui; 1.755 tỷ đồng trả nợ ngắn hạn và hơn 300 tỷ đồng để trả tiền mua tôm nguyên liệu, tôm thành phẩm.
Mặc dù công ty đã điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2019, song VDSC tỏ ra bi quan về khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra. Công ty phân tích đánh giá, nguy cơ bị buộc tội trốn thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ là hiện hữu nhưng kế hoạch dự phòng không rõ ràng.
Bên cạnh đó, việc công ty không đưa ra câu trả lời rõ rãng cho nhiều vấn đề chiến lược cùng với những khác biệt quan trọng trong kế hoạch đầu tư và kinh doanh trước và sau khi phát hành riêng lẻ cho Mitsui làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn.
Tập đoàn Nhật Bản rót 150 triệu USD vào ‘vua tôm’ Minh Phú
Gelex Electric lãi 1.330 tỷ đồng sau nửa năm, mảng kinh doanh lõi lãi gấp 2,5 lần cùng kỳ
Tính đến hết quý II, Gelex Electric đã hoàn thành gần 53% kế hoạch doanh thu và 78,8% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tự tin hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính trong nửa cuối năm còn lại của 2025.
Becamex IDC xin cơ chế để ‘dọn tổ đón đại bàng’
Becamex IDC đề nghị chính quyền TP.HCM đẩy nhanh thủ tục pháp lý đối với các dự án đang dang dở từ trước khi tỉnh Bình Dương hợp nhất vào thành phố.
Thaco Bus giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần xe khách tại Việt Nam
6 tháng đầu năm 2025, Thaco Auto đã bàn giao hơn 1.200 xe bus thế hệ mới mang thương hiệu Thaco Bus, chiếm 70% thị phần, khẳng định vị thế dẫn đầu của Thaco Auto trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng xe khách tại thị trường nội địa.
Dragon Capital chỉ ra bốn tập đoàn tư nhân tiêu biểu được giao phó các sứ mệnh quốc gia
Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa.
1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific
1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
1,6 tỷ người không thể tiếp cận nhà ở đạt chuẩn
Hàng tỷ người tại nhiều thành phố lớn trên toàn cầu đều khó mua nhà do không có khả năng chi trả.
Giá căn hộ tiếp tục leo thang, nguy cơ 'bong bóng' rình rập?
Nếu không được kiểm soát, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ bong bóng bất động sản và hệ lụy đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Gelex Electric lãi 1.330 tỷ đồng sau nửa năm, mảng kinh doanh lõi lãi gấp 2,5 lần cùng kỳ
Tính đến hết quý II, Gelex Electric đã hoàn thành gần 53% kế hoạch doanh thu và 78,8% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tự tin hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính trong nửa cuối năm còn lại của 2025.
VPBank bắt tay 3TS hỗ trợ hộ kinh doanh và SME chuyển đổi số
VPBank và 3TS thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện, nhằm tích hợp dịch vụ tài chính của ngân hàng trên nền tảng phần mềm kế toán của 3TS, cùng đồng hành hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp và SME mới thành lập với giải pháp tài chính số linh hoạt.
Thúc đẩy giải pháp kinh tế xanh tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xanh đòi hỏi những hành động táo bạo và điều đó cần bắt đầu từ việc hỗ trợ các giải pháp đổi mới ngay từ giai đoạn đầu.
SonKim Land bàn giao khu biệt thự Alta Villa tại The 9 Stellars
Việc chính thức bàn giao những căn biệt thự Alta Villa đầu tiên tại The 9 Stellars đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho sự hình thành của một khu đô thị TOD hiện hữu.
Becamex IDC xin cơ chế để ‘dọn tổ đón đại bàng’
Becamex IDC đề nghị chính quyền TP.HCM đẩy nhanh thủ tục pháp lý đối với các dự án đang dang dở từ trước khi tỉnh Bình Dương hợp nhất vào thành phố.