Phát triển bền vững

Tương lai cho ngành công nghiệp xe điện (Bài 1): Những bất cập trong chuỗi giá trị

Sơn Phạm Thứ hai, 27/07/2020 - 11:02

Thời gian gần đây, các sản phẩm xe điện đang nổi lên như một biểu tượng mới của công nghệ, của ngành công nghiệp “sạch”, không phát thải. Tuy nhiên, liệu xe điện có thực sự phát huy hiệu quả trong công cuộc bảo vệ môi trường?

Khoảng vài chục năm trở về trước, hình ảnh “khói nhà máy quyện trong sương sớm” đã trở thành biểu tượng của sự phát triển, của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, môi trường ngày càng suy thoái với tốc độ khủng khiếp đã khiến nhận thức của xã hội hoàn toàn thay đổi.

Giờ đây, khi đang phải hít thở bầu không khí đầy khói bụi, mọi người bắt quy kết trách nhiệm lên đầu những nguồn xả thải: từ các nhà máy sử dụng năng lượng nhiệt cho đến các phương tiện giao thông.

Trong bối cảnh đó, xe điện – dòng xe không động cơ đốt trong và không xả thải - đã được các nhà sản xuất miêu tả như một sản phẩm hướng tới tương lai tươi xanh và bền vững.

Xe điện trỗi dậy

Thị trường xe điện đang chứng kiến một tốc độ tăng trưởng vượt bậc, nhờ vào thành tựu của công nghệ cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ. So với năm 2010, giá pin lithium sử dụng trong xe điện đã giảm khoảng hơn 6 lần, bên cạnh việc tăng cường hiệu suất và nhiều tính năng tiện ích và đảm bảo độ an toàn. Người tiêu dùng cũng dần ưu ái dòng sản phẩm này hơn, bởi ai cũng muốn “làm một điều gì đấy” để bảo vệ môi trường.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các chiến lược thúc đẩy dòng sản phẩm xe điện cũng đang được tiến hành, thông qua những biện pháp như trợ giá hay đầu tư lắp đặt mạng lưới trạm sạc điện.

Tương lai cho ngành công nghiệp xe điện (Bài 1): Những bất cập trong chuỗi giá trị
Nhiều quốc gia đang thúc đẩy đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện.

Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch cung cấp một gói đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với mục đích phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, trong đó có 1.4 tỷ đô la sẽ được dùng để xây dựng các trạm sạc cho xe điện.

Ở Việt Nam, người tiêu dùng cũng đang phát sốt với dòng sản phẩm xe máy điện, xe đạp điện hướng tới khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, phụ nữ và người cao tuổi. Mới đây, hãng xe hơi Việt Vinfast cũng đã gây xôn xao dư luận về những hình ảnh sản phẩm xe ô tô điện của hãng được thử nghiệm trên đường phố Hà Nội.

Tháng 6 vừa qua, cả thế giới đã phải sửng sốt khi chiếc “pin triệu dặm” được sản xuất thành công tại Trung Quốc, báo hiệu một tương lai không xa khi xe điện hoàn toàn đủ điều kiện để lấn át những chiếc xe hoạt động bằng động cơ đốt trong.

Trước thị trường đầy tiềm năng, các tập đoàn xe hơi và nhà đầu tư liên tục rót vốn vào các dự án phát triển sản phẩm xe điện, với hy vọng có thể trở thành kẻ dẫn đầu trong cuộc đua “hướng tới sự phát triển bền vững”.

Cái giá phải trả cho sự “không phát thải”

Một lý do khiến người tiêu dùng chọn mua xe điện có lẽ vì họ đã quá mệt mỏi với việc hít thở bầu không khí ô nhiễm bởi sự xả thải từ những phương tiện giao thông truyền thống.

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thế bức tranh môi trường thì những chiếc xe điện không hề “hoàn hảo” như chúng ta vẫn tưởng. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến nằm ở chính loại pin Lithium-ion (Li-ion) đang được sử dụng rộng rãi trong không chỉ xe điện mà còn những thiết bị di động như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng…

Pin Li-ion được cấu tạo khá phức tạp với nhiều thành phần hóa học, trong đó bao gồm kim loại coban.

Thống kê cho thấy, khoảng 60 – 70% coban trên thế giới đến từ Congo – một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Sự trỗi dậy của pin Li-ion kéo theo nhu cầu coban tăng vọt đã giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân miền Nam Congo nhưng cũng lại gây ra những hệ lụy nghiêm trọng: tình trạng làm việc tồi tệ, lạm dụng lao động trẻ em và gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai trầm trọng.

Tương lai cho ngành công nghiệp xe điện (Bài 1): Những bất cập trong chuỗi giá trị 1
Những thợ khai thác mỏ coban tại Congo phải làm việc trong điều kiện tồi tàn.

Trước thực trạng này, nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng và vào cuộc, còn các nhà sản xuất xe điện hay thiết bị di động thì cam kết sẽ xem xét lại tính bền vững trong chuỗi cung ứng pin Li-ion của mình. Tuy nhiên mọi nỗ lực dường như đem lại kết quả không mấy khả quan.

Bên cạnh đó, các chuyên gia về môi trường cũng đang lên tiếng cảnh báo về vấn đề khủng hoảng rác thải pin đã qua sử dụng nếu thị trường xe điện phát triển với tốc độ quá nhanh, trong khi vẫn chưa có những phương án hiệu quả để xử lý những viên pin đã qua sử dụng.

Theo đó, nếu không được xử lý, những viên pin này có thể gây ra rủi ro cháy, nổ, đồng thời rò rỉ những hóa chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Quá trình thu gom và xử lý pin đã qua sử dụng cũng khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhiều so với rác thải nhựa hay rác hữu cơ.

Vừa qua, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và môi trường trình Quốc hội cũng đã đưa pin, ắc quy và các sản phẩm linh kiện điện tử vào danh sách bắt buộc thực hiện công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Tuy nhiên, thực tế công tác tái chế pin vẫn còn rất nhiều vướng mắc.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Ủy ban Châu Âu, chỉ có khoảng 5% pin Li-ion được tái chế sau khi đã qua sử dụng, một con số quá ít ỏi so với tiềm năng phát triển của thị trường xe điện trong tương lai sắp tới.

Một thực trạng nữa khiến xe điện không thực sự bảo vệ môi trường, khi hiện nay ở nhiều quốc gia, điện vẫn chủ yếu được sản xuất bằng than. Như vậy, tiêu thụ năng lượng điện vẫn gián tiếp đóng góp một lượng khí thải các bon gây ra hiệu ứng nhà kính.

Vậy có nên sử dụng xe điện?

Trước những mặt trái của ngành công nghiệp xe điện, chúng ta vẫn không thể nào phủ nhận những ưu điểm của dòng xe này so với những phương tiện giao thông chạy bằng động cơ đốt trong.

Tuy nhiên, xe điện không phải là chìa khóa để giải quyết vấn đề về môi trường, mà chính bản thân con người mới phải chịu trách nhiệm về việc đó. Thay đổi hành vi tiêu dùng, hạn chế sự lãng phí năng lượng không cần thiết, bên cạnh việc bền vững hóa toàn bộ chuỗi cung ứng mới chính là phương án hữu hiệu để đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống.

Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Phát triển bền vững -  4 năm
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, điện vẫn chủ yếu được sản xuất bằng than và khí đốt. Như vậy, sử dụng xe điện cũng chỉ là đang gián tiếp xả thải ra môi trường chứ không hoàn toàn là hình thức di chuyển “sạch”.
Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Phát triển bền vững -  4 năm
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, điện vẫn chủ yếu được sản xuất bằng than và khí đốt. Như vậy, sử dụng xe điện cũng chỉ là đang gián tiếp xả thải ra môi trường chứ không hoàn toàn là hình thức di chuyển “sạch”.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  13 giờ

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  8 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  8 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  10 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  10 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  10 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.