Đi tìm năng lượng vừa bền vững, vừa kinh tế cho Việt Nam
Năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam mà không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và khả năng chi trả, theo kết quả phân tích mới nhất.
Không chỉ tạo điều kiện nâng cao chuyên môn, DKSH Việt Nam còn lồng ghép giá trị bền vững vào trong đào tạo để mỗi nhân viên đều có thể đóng góp tích cực cho môi trường, xã hội cũng như sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp.
Đặt phát triển bền vững làm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là cách DKSH, nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu đến từ Thụy Sĩ, thể hiện trách nhiệm và phát huy vai trò trong mục tiêu “nâng cao cuộc sống của tất cả mọi người”.
Năm 2022 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi DKSH đưa ra cơ cấu phát triển bền vững mới, dựa trên bốn trụ cột là chăm sóc và phát triển con người, chuỗi giá trị bền vững, trung hòa carbon và trách nhiệm với cộng đồng, thay vì ba trụ cột như trước đây.
Việc thay đổi cơ cấu chiến lược phát triển bền vững, theo ông Phạm Duy Khiêm, Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng DKSH Việt Nam đã đưa giá trị bền vững vào sâu hơn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua trao quyền cho mỗi phòng ban tìm kiếm giải pháp phù hợp và phát huy tối đa giá trị.
Đối với trụ cột chăm sóc sức khỏe con người, DKSH tập trung vào bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động, đồng thời liên tục đưa ra các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo mở rộng, chương trình gắn kết tại nơi làm việc.
Ông Khiêm cho biết, DKSH Việt Nam thúc đẩy văn hóa phản hồi mở để nhân viên từ tất cả cấp độ đều có quyền được chia sẻ, phản ánh mong muốn, từ đó tạo ra sự gắn bó với nhau và với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tính đa dạng và hòa nhập cũng được đề cao, được phản ánh qua tỷ lệ 60% đội ngũ quản lý là nữ giới và 36% nhân viên là nữ trong bộ phận quản lý chuỗi cung ứng, với những công việc tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông như thủ kho, vận chuyển hàng.
Thực hiện trụ cột chuỗi giá trị bền vững, DKSH quan tâm nhất đến việc quản lý chất thải một cách hiệu quả, giảm thiểu lượng rác nhựa, giấy thông qua quá trình “logistics” ngược, tiết giảm, tái chế, tái sử dụng những vật dụng như giấy tờ, màng cuốn pallet, thùng nhựa, thùng carton.
Hiểu được vị thế trong chuỗi cung ứng, DKSH cũng không ngừng phát ra thông điệp khuyến khích các khách hàng, đối tác cùng chung tay thực hành những giải pháp bền vững và giảm thiểu rác thải.
Về trụ cột trung hòa phát thải carbon, DKSH Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 65% lượng phát thải so với năm 2020 ở phạm vi 1 và phạm vi 2. Để thực hiện mục tiêu, doanh nghiệp này đã chuyển sang sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.
Nỗ lực vì mục tiêu môi trường, DKSH cũng không quên trách nhiệm với cộng đồng địa phương, thông qua việc phối hợp với chính quyền, cơ quan, ban ngành, tham gia một số chương trình vì người nghèo hay xây dựng trung tâm trải nghiệm khoa học miễn phí cho trẻ em.
Những hoạt động hướng đến phát triển bền vững nói trên được thực hiện với sự đồng lòng của toàn bộ cán bộ, nhân viên DKSH Việt Nam, thể hiện một văn hóa doanh nghiệp tích cực, hài hòa và đồng nhất.
Ông Khiêm cho biết, đội ngũ nhân viên của DKSH Việt Nam được hướng dẫn, đào tạo để hiểu rõ hơn về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, được khuyến khích tiết kiệm điện, tránh sử dụng đồ dùng một lần hay tái chế một số vật phẩm để sử dụng và làm từ thiện.
Đó cũng chính là lợi thế lớn tập đoàn đến từ Thụy Sĩ này có được trong tiến trình hướng đến sự phát triển bền vững.
“Chúng tôi cam kết minh bạch trong lộ trình phát triển bền vững, cam kết đồng hành nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự bền vững chung của Việt Nam”, đại diện DKSH Việt Nam khẳng định.
Năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam mà không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và khả năng chi trả, theo kết quả phân tích mới nhất.
Chuẩn mực hướng dẫn công bố thông tin phát triển bền vững trên toàn cầu có thể là lời giải cho các doanh nghiệp Việt đang tìm kiếm tiêu chuẩn báo cáo phù hợp để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Người làm công việc phát triển bền vững không chỉ đòi hỏi kiến thức đa ngành, kỹ năng làm việc với con người, năng lực quản lý dự án, mà còn cần có một trái tim ấm áp để lan tỏa những giá trị tích cực.
Xếp hạng tín nhiệm độc lập sẽ có ý nghĩa cao hơn cho sự hồi phục và phát triển thị trường vốn nếu như được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.