"Giật mình" nợ đọng bảo hiểm xã hội
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên 100 tháng.
Đó là khẳng định của Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khi đánh giá về việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong toàn dân, giai đoạn 2012-2017.
Hơn 80/% dân số tham gia bảo hiểm
Sáng 4/8, tại TP. Huế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã tiến hành tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp số 1853/QCPH giữa 2 đơn vị; đồng thời, tổ chức lễ ký quy chế phối hợp giai đoạn 2017 – 2022.
Báo cáo Hội nghị, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, sau quá trình Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện tổ chức, số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tăng.
“Từ việc chỉ tham gia bảo hiểm xã hội đối với đối tượng là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đến nay đối tượng đã mở rộng đến tất cả lao động của các thành phần kinh tế (từ quy định đơn vị có 10 lao động trở lên mới phải tham gia thì nay có từ 1 lao động trở lên tham gia). Số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đến nay đã bao phủ 81,8% so với dân số cả nước”, ông Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh ghi nhận những mặt đã đạt được, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chỉ ra rằng, hiện nay, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có giảm nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương tỷ lệ nợ vẫn còn cao.
Theo số liệu thống kê, năm 2012, tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 8.002 tỷ đồng, chiếm 5,45% số phải thu; năm 2013, số tiền nợ các khoản này tăng lên 9.570 tỷ đồng, chiếm 5,32% số phải thu; năm 2016 tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 9.337 tỷ đồng, chiếm 3,22% kế hoạch thu. Đến hết tháng 4/2017, tổng số tiền nợ là 17.551 tỷ đồng, chiếm 6,6% kế hoạch thu.
Tội phạm về bảo hiểm ngày càng tăng
Theo Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), trong 5 năm thực hiện quy chế phối hợp (2012 – 2017), công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm đã bước đầu đạt được kết quả nhất định.
Cụ thể, lực lượng cảnh sát kinh tế các địa phương đã phát hiện, điều tra, xử lý 70 vụ việc, trong đó đã khởi tố điều tra 46 vụ, với gần 130 bị can, tổng thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng; đã xử lý hành chính 18 vụ.
“Loại tội phạm về bảo hiểm ngày càng có dấu hiệu gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài các hành vi né tránh nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, nợ quỹ bảo hiểm xã hội tái diễn, còn phát sinh nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật khác, như: các doanh nghiệp di chuyển khỏi nơi trú đóng hoặc doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, tình trạng doanh nghiệp cho người lao động tăng lương đột biến, sau đó lợi dụng các kẽ hở chính sách về bảo hiểm xã hội để lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…”, Trung tướng Vệ cho biết.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát đã nhất trí ký ban hành Quy chế phối hợp gia đoạn 2017-2022, đề ra các phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Trước tình trạng lạm dụng chế độ, chính sách để trục lợi ngày càng phức tạp và số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tăng, khả năng thu hồi khó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng cường phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trong đó có phối hợp với Bộ Công an.
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên 100 tháng.
Theo thông tin từ ông Đào Việt Ánh, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gần 50% doanh nghiệp hiện nay chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.