Phát triển bền vững
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Theo một số ước tính, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường từ 1,8 – 3,2 triệu tấn rác thải nhựa. Với lượng rác nhựa khổng lồ, Việt Nam cũng bị liệt kê vào danh sách top những quốc gia gây ô nhiễm nhựa đại dương chính trên thế giới.
Tuy nhiên, nguồn thông tin phổ biến được dẫn chiếu cho “bảng xếp hạng” đầy tai tiếng đó, báo cáo Stemming the Tide phát hành năm 2015, đã bị đơn vị phát hành là Tổ chức Ocean Conservancy gỡ bỏ vào năm 2022.
Tổ chức này cũng chính thức có lời xin lỗi tới Việt Nam và bốn quốc gia khác bị điểm tên trong top đầu xả rác nhựa ra biển và bị quy kết chịu trách nhiệm cho 50% lượng rác nhựa đại dương.
Vậy, rác thải nhựa đang đi đâu nếu không bị thải ra biển?
Những bước tiến đáng kinh ngạc
Năm 2019, Công ty CP Nhựa Tái chế Duytan chính thức đưa vào hoạt động dây chuyền tái chế nhựa PET “bottle to bottle” (từ chai ra chai), với công nghệ nhập khẩu từ Áo.
Đến nay đã sáu năm trôi qua, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa Tái chế Duytan, không chỉ đại diện cho đơn vị tái chế nhựa quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam mà còn trở thành một diễn giả quen thuộc của nhiều diễn đàn phát triển bền vững.
Gần đây, câu chuyện của Nhựa Tái chế Duytan bắt đầu được chia sẻ rộng rãi thông qua các sự kiện mang tầm quốc tế.
“Tôi đi nói ở sự kiện quốc tế, người ta cũng bất ngờ về sự phát triển của Việt Nam mình”, ông Lê Anh kể lại.
Bởi lẽ, khó có thể ngờ một quốc gia nhiều năm mang “tiếng xấu” về ô nhiễm nhựa lại sở hữu một công nghệ tái chế hiện đại, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, dùng cho những sản phẩm đòi hỏi chất lượng và độ an toàn cao như bao bì thực phẩm.
Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh tươi sáng đó là cả một ngành công nghiệp tái chế đã tồn tại gần nửa thập kỷ, một chuỗi giá trị bắt đầu từ những rác thải nhựa bị thải bỏ sau khi sử dụng, được thu gom, nhặt nhạnh bởi người đồng nát, ve chai, được chuyển về các làng nghề tái chế, sản xuất ra đủ loại sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, lạc hậu là những gì được công chúng hình dung về khu vực tái chế phi chính thức. Tuy vậy, hệ sinh thái đồ sộ này đang đảm nhận vai trò đặc biệt quan trọng trong bức tranh quản lý chất thải rắn và chống ô nhiễm rác thải nhựa.
“Làm gì có chuyện rác thải nhựa có giá trị tái chế, bán được giá lại lọt ra ngoài sông, ngoài biển”, một chuyên gia kinh tế tuần hoàn nhận định về độ hiệu quả của chuỗi giá trị thu gom, tái chế phi chính thức.
Nhựa có giá trị tái chế ở đây thường là các loại nhựa cứng, chất lượng cao, phổ biến nhất là chai nhựa đựng đồ uống hay đựng hóa chất, hóa mỹ phẩm. Những loại rác thải nhựa này dễ thu gom, dễ làm sạch nên được người ve chai ưu tiên thu lượm.
Ước tính, có khoảng hơn 30% lượng rác thải ở Việt Nam được thu gom bởi khu vực phi chính thức, chủ yếu là phế liệu, không chỉ nhựa mà còn kim loại, giấy, cao su, rác thải điện tử.
Tuy nhiên, ngay cả đối với nhựa mềm, tức bao gói nylon, vốn dễ nhiễm bẩn và thất lạc ra môi trường, cũng đang được thu gom để tái chế hiệu quả. Điển hình là câu chuyện của Công ty CP Nhựa Tái chế Lam Trân, đơn vị sở hữu dây chuyền có thể tái chế hơn 2.000 tấn nhựa mềm mỗi tháng, tương đương với số túi nylon có thể phủ kín 1,5 lần diện tích Quận 1 (TP.HCM).
Giống như Nhựa Tái chế Duytan, sản phẩm nhựa tái sinh của Lam Trân cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng và xuất khẩu sang các thị trường tiên tiến, đặc biệt là châu Âu.
Cuối năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua, đã tiếp tục “hồi sinh” công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu gom, tái chế phần rác thải phát sinh từ sản phẩm của mình.
Với công cụ EPR, ngành tái chế được trao cơ hội mới. Cũng từ đây, một loạt nhà tái chế như Hợp Thành, Nhật Nam, Nhất Hoàng Gia…, vốn hoạt động âm thầm, gắn chặt với khu vực phi chính thức, đã lộ diện, sẵn sàng gánh vác trọng trách tạo ra một vòng đời mới cho rác thải nhựa.
Dấu ấn trong cuộc chiến chống rác thải nhựa
Một điểm đặc biệt, đầu vào của ngành tái chế nhựa tại Việt Nam không chỉ là rác thải nhựa trong nước, mà còn đến từ những lô phế liệu nhựa nhập khẩu, cả chính ngạch và nhập lậu, từ những quốc gia tiên tiến, có “tỷ lệ tái chế cao”.
Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN là một trong những điểm đến ưa thích của dòng phế liệu toàn cầu, đặc biệt kể từ sau khi Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu phế liệu.
Trong đó, theo số liệu do cơ sở dữ liệu thống kê thương mại toàn cầu Liên hợp quốc (UN Comtrade) ghi nhận, Việt Nam tiếp nhận lượng rác thải lớn thứ hai ASEAN, chỉ sau Malaysia.
Trên thực tế, đây cũng chính là nguyên nhân khiến một số tổ chức tiếp tục đánh giá không mấy khả quan về tình trạng ô nhiễm nhựa tại Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động vận chuyển phế liệu xuyên biên giới cũng không được ủng hộ bởi những rủi ro liên quan đến rò rỉ phế liệu, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm ở các quốc gia nghèo và đang phát triển.
Tuy vậy, nếu có cơ chế quản lý hiệu quả, minh bạch, phế liệu nhựa nhập khẩu hoàn toàn trở thành đầu vào chất lượng cao và quan trọng cho ngành công nghiệp nhựa và công nghiệp tái chế nhựa.
Cuối năm 2024, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) gửi công văn tới Chính phủ đề xuất đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia được phép nhập khẩu phế liệu thu hồi từ Châu Âu làm nguyên liệu sản xuất.
Cụ thể, theo VPA, các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất là những DN đã được cấp phép, đảm bảo về môi trường. Việc cho phép nhập khẩu phế liệu từ châu Âu giúp đảm bảo nguồn cung phế liệu cho tái chế nhựa, qua đó ổn định sản xuất, gián tiếp đảm bảo an sinh xã hội.
Đề xuất của VPA phần nào cho thấy sự tự tin của ngành công nghiệp nhựa cũng như ngành công nghiệp tái chế, không chỉ tập trung giải quyết chất thải phát sinh trong nước mà còn có góp phần xử lý ô nhiễm nhựa cho các quốc gia phát triển, đặc biệt là khu vực châu Âu, nơi chiếm 40% lượng phế liệu vận chuyển xuyên biên giới.
Bằng cách tận dụng triệt để nguồn phế liệu, bất kể đến từ tiêu dùng trong nước hay quốc tế, ngành tái chế Việt Nam, từ những làng nghề nhỏ lẻ tự phát cho đến những doanh nghiệp hiện đại, đang đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
Ngành nhựa lạc quan trước chính sách thương mại của Hoa Kỳ
Ngành nhựa dù chịu ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn nhưng vẫn nhìn ra được nhiều cơ hội từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Doanh nghiệp vật liệu muốn trở thành những tay chơi lớn trên thị trường carbon
Thị trường carbon bắt buộc đang đến gần, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như Xi măng Fico-YTL và Thép Tung Ho Việt Nam đang sẵn sàng nhập cuộc.
Hai trụ cột 'vàng' giúp HD Bank xây dựng hệ sinh thái xanh chuẩn ESG
HDBank bám sát hai 'trụ cột' tín dụng có trách nhiệm và vận hành có trách nhiệm, từng bước xây dựng một hệ sinh thái tài chính xanh, bền vững.
CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: ESG chính là 'Không chi sẽ phí'
Tại Cú nhảy ESG, CEO ABBank Phạm Duy Hiếu khẳng định, ESG chính là chiến lược trọng tâm, tạo lợi thế dài hạn và thúc đẩy phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Kiểm kê khí thải: Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Kiểm kê khí thải là tiền đề giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và đưa ra giải pháp giảm nhẹ cường độ phát thải một cách hiệu quả và tối ưu.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Mở lối thanh toán tiện ích thông qua ứng dụng thông minh
Kỷ nguyên số hóa bùng nổ, thay vì mang theo những chiếc ví dày cộm tiền mặt thì giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, mọi giao dịch đều trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Giá vàng hôm nay 5/6: Đồng loạt tăng trở lại
Giá vàng hôm nay 5/6 tăng 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, cùng xu hướng với thị trường quốc tế.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
HAGL hoán đổi 2.520 tỷ đồng nợ trái phiếu bằng cổ phiếu
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự kiến sẽ phát hành 210 triệu cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ 2.520 tỷ đồng từ lô trái phiếu phát hành năm 2016.
Quảng Ninh chốt thêm 2 dự án nhà ở xã hội
Hai dự án nhà ở xã hội vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư có tổng 1.150 căn hộ, tổng vốn đầu tư trên 1,5 nghìn tỷ đồng.
Khánh Hòa trao siêu dự án 11 tỷ USD cho liên danh do Vinhomes dẫn đầu
UBND tỉnh Khánh Hòa lựa chọn Liên danh Công ty Đô thị mới Cam Lâm làm nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới Cam Lâm sau hơn một tháng đấu thầu.