Việt Nam sẽ là nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu ASEAN

Thứ tư, 29/05/2019 - 15:56

Chi phí tiền lương cạnh tranh giúp Việt Nam dần nắm bắt nhiều hơn trong chuỗi cung ứng điện tử, theo dự báo nghiên cứu của ngân hàng DBS Bank.

Theo nghiên cứu “Understanding Vietnam: The rising star” của DBS, quy mô nền kinh tế của Việt Nam hiện đạt 224 tỷ USD, tương đương 69% GDP của Singapore.

GDP Việt Nam sẽ vượt qua đảo quốc sư tử nếu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% và Singapore duy trì mức 2,5% trong những năm tới.

Xem xét các nền tảng cơ bản và những động lực đến từ môi trường bên ngoài, DBS cho rằng tăng trưởng năng suất trung hạn của Việt Nam có thể đạt 5,5% trong những tới. Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1% và giảm dần về 0,5%, Việt Nam dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,0 - 6,5% trong 10 năm tới.

DBS nhận định Việt Nam đã có bước tiến dài, vượt qua không ít khu vực sản xuất điện tử đã được thành lập trước đó để trở thành nhà xuất khẩu điện tử lớn thứ hai tại ASEAN, chỉ sau Malaysia.

“Với tốc độ hiện tại, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Việt Nam trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu ASEAN những năm tới”.

Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ dòng vốn FDI với mức độ lớn hơn nhiều các quốc gia khác cùng khu vực, xét theo tỷ lệ với GDP.

Theo số liệu từ ADB, chi tiêu cho hạ tầng tại Việt Nam tương đương mức 5,8% GDP năm 2017, vượt xa nhiều quốc gia ASEAN khác như Indonesia (2,6%), Myanmar (2,5%) hay Singapore (2,3%), Thái Lan (1,7%).

Phát triển cơ sở hạ tầng giúp Việt Nam có thể mở rộng nền kinh tế trong dài hạn cũng như tiếp tục thu hút dòng vốn FDI.

Số liệu từ DBS cho biết trong 4 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc và Hồng Kông đạt 2 tỷ USD nên nhiều khả năng, 2019 sẽ là năm Việt Nam đón lượng vốn FDI lớn nhất từ hai nhà đầu tư này.

Các dự án vốn Trung Quốc vào Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực năng lượng, xây dựng, chế biến - chế tạo và bất động sản.

DBS cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đây là một trong những thị trường có chi phí tiền lương cạnh tranh nhất. Mức lương trung bình mỗi tháng tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc, giúp Việt Nam dần nắm bắt nhiều hơn trong chuỗi cung ứng điện tử khu vực và hưởng lợi từ căng thẳng thương mại. 

Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019

Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019

Tiêu điểm -  5 năm
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được VEPR dự đoán đạt mức 6,5% tới 6,9%.
Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019

Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019

Tiêu điểm -  5 năm
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được VEPR dự đoán đạt mức 6,5% tới 6,9%.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng 6,8%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng 6,8%

Tiêu điểm -  5 năm

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự kiến lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020.

TS. Trần Đình Thiên: Kinh tế tư nhân vẫn rất nhỏ bé và yếu kém

TS. Trần Đình Thiên: Kinh tế tư nhân vẫn rất nhỏ bé và yếu kém

Tiêu điểm -  5 năm

Theo TS. Trần Đình Thiên, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đang quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất mà chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  2 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  3 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  18 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  22 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  22 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.