Tiêu điểm
World Bank: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 chững lại còn mức 6,6%
Theo dự báo của World Bank (Ngân hàng Thế giới), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay chững lại do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn.
Theo báo cáo “Vượt qua trở ngại” mới đây, World Bank đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện nền tảng tích cực với sự hỗ trợ của sức cầu mạnh trong nước và ngành sản xuất chế tạo, chế biến theo định hướng xuất khẩu.
Nhìn theo hướng tích cực, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do đã và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn dự báo.
Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn theo tính toán sơ bộ nhìn chung tích cực. Tăng trưởng kinh tế được World Bank dự báo sẽ chững lại còn 6,6% năm 2019 do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn.
Áp lực lạm phát vẫn ở mức vừa phải theo dự báo, trong điều kiện sức cầu trên toàn cầu giảm nhẹ, giá cả năng lượng và lương thực thực phẩm ở mức vừa phải.
Nhìn về trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ xoay quanh mốc 6,5% do tác động tăng theo chu kỳ như hiện nay sẽ giảm dần. Tỷ lệ nghèo dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi các điều kiện trên thị trường lao động vẫn thuận lợi.
Năm 2018, tăng trưởng GDP lên tới 7,1% do các hoạt động kinh tế đồng loạt khởi sắc. Hoạt động kinh tế sôi động đã tạo thêm việc làm và hỗ trợ tiếp tục giảm nghèo.
Nhìn tổng thể cả năm, CPI chung được duy trì ở mức vừa phải là 3,5%, thấp hơn so với chỉ tiêu lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mặc dù tình hình thương mại thế giới có nhiều biến động, cán cân kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn tiếp tục cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính tăng 13,2% trong năm 2018 - thấp hơn so với mức 21,8% năm 2017, nhưng cao hơn đang kể so với tỷ lệ tăng trưởng thương mại toàn cầu.
World Bank nhận định xuất khẩu tốt đã giúp Việt Nam duy trì được thặng dư tài khoản vãng lai trong tám năm liên tiếp. Thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam vẫn ở mức cao do dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn được duy trì ở mức cao.
Mặc dù có những kết quả khả quan thời gian qua, World Bank nhận định Việt Nam vẫn còn những rủi ro theo hướng xấu đi đáng kể.
Nhìn từ trong nước, các nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng bị trì hoãn có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính – vĩ mô, làm suy giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ cho khu vực công.
Đầu tư công tiếp tục suy giảm có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển dài hạn. Các nỗ lực củng cố tình hình tài khóa tiếp theo cần tập trung kiềm chế tăng chi thường xuyên và đồng thời phải ổn định được kết quả thu.
Báo cáo chỉ rõ nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương với những biến động tiếp theo của nền kinh tế toàn cầu do độ mở cửa thương mại lớn, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn tương đối hạn chế.
Sức cầu bên ngoài yếu đi và biến động tài chính tăng lên càng đòi hỏi phải tiếp tục tập trung quản lý kinh tế vĩ mô theo hướng chủ động và thận trọng nhằm đối phó với những cú sốc bất lợi có thể xảy ra trong cả ngắn hạn và trung hạn.
Tăng trưởng hiện cũng chưa đồng đều giữa các vùng miền, làm nới rộng khoảng cách về thu nhập và tình trạng nghèo đói.
Thủ tướng nêu 6 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2019
Chuyên gia World Bank: Không nên dùng quá nhiều ưu đãi thuế trong các đặc khu kinh tế
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc phải trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.
World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?