Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Nằm trong top đầu những quốc gia thải nhiều rác nhựa ra đại dương, vừa qua đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Rác thải nhựa là nguồn thải phát sinh gián tiếp từ đất liền nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính đe dọa đến môi trường đại dương, gây hại cho nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng tới sinh kế cũng như tiềm năng phát triển kinh tế biển.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa phát sinh tại Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên chỉ thu gom, tái chế được 10 – 15%. Ước tính, năm 2019 có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa tại Việt Nam kết thúc vòng đời tại đại dương.
Trong bối cảnh Covid-19 làm tăng vọt nhu cầu trang bị bảo hộ y tế cá nhân như khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rác thải nhựa y tế cũng phát sinh với số lượng lớn, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Trước những hệ lụy khó lường mà khủng hoảng rác thải nhựa gây ra cho môi trường cũng như con người và nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã ký ban hành đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.
Đề án được xây dựng với mục tiêu đảm bảo đầy đủ nguồn lực, thông tin phục vụ cho những hành động chủ động và tích cực tham gia vào việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Các hành động này dựa trên tinh thần đảm bảo quyền và lợi ích cũng như nâng cao năng lực quốc gia.
Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm xây dựng năng lực chuẩn bị đàm phán; thu thập thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu; bố trí nguồn lực công tác chuẩn bị đàm phán; thiết lập cơ chế điều phối; huy động nguồn lực trong và ngoài nước.
Việt Nam cũng hướng đến tăng cường vai trò, trách nhiệm của quốc gia, đăng cai tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về rác thải nhựa đại dương.
Bộ Tài nguyên và môi trường là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện đề án, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao để hoàn thiện công tác chuẩn bị đàm phán xây dựng thỏa thuận.
Cuối năm 2020, Việt Nam đã khởi động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa và Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, tái khẳng định cam kết cắt giảm 75% rác thải nhựa đại dương vào năm 2030 đã được đưa ra tại Kế hoạch hành động quóc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương.
Tháng 5 vừa qua, Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN chính thức thông qua kế hoạch hành động chống rác thải nhựa đại dương, dưới sự hỗ trợ tài chính và hướng dẫn kỹ thuật của WB, được triển khai trong vòng 5 năm.
Đánh giá về những nỗ lực và thành tựu trong công cuộc chống rác thải nhựa nhưng vẫn duy trì tăng trưởng và củng cố nội tại quốc gia, theo đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam “đang đi đầu trong các lĩnh vực then chốt”.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.