Lợi nhuận của PV Power tăng mạnh trước thềm IPO
PV Power hiện là nhà sản xuất điện lớn thứ hai với công suất lắp đặt chiếm 12% tổng công suất cả nước, sau EVN chiếm 60%.
Chính phủ Việt Nam đã thu về 6.696,6 tỷ VND (308 triệu USD) sau phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 31/1.
PV Power, một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với số vốn hơn 23.418 tỷ VND, đã chào bán 468 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phần trong đợt IPO này. Số tiền thu được cao hơn kỳ vọng của Chính phủ ít nhất là 295 triệu USD.
Theo HNX, có 1.981 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng 491 triệu cổ phần, vượt 4% khối lượng chào bán. Trong đó có 94 tổ chức và 1.834 cá nhân đã tham gia đấu giá. Nhà đầu tư nước ngoài mua 284,44 triệu cổ phiếu chào bán và hiện nắm giữ 12,14% cổ phần trong công ty nhà nước này.
PV Power sẽ tiếp tục bán 676 triệu cổ phiếu (29% vốn điều lệ) cho các nhà đầu tư chiến lược. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) sẽ thay mặt Chính phủ nắm giữ 51% cổ phần của PV Power sau khi công ty điện lực này trở thành công ty cổ phần.
PV Power hiện là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam, đang vận hành 8 nhà máy điện với tổng công suất 4,2 GW, chiếm khoảng 11% công suất phát điện cả nước, chỉ xếp sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo ước tính của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), doanh thu thuần của PV Power trong năm 2017 đạt 31,5 nghìn tỷ VND (1,38 tỷ USD), tăng 12% so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 1,9 nghìn tỷ VND (83,6 triệu USD), tăng 25%.
Đầu tháng này, Chính phủ cũng đã huy động được 245 triệu USD sau khi bán 7,99% cổ phần trong nhà máy lọc dầu Bình Sơn và thu về 184 triệu USD bằng cách bán 20% cổ phần PVOil.
PV Power hiện là nhà sản xuất điện lớn thứ hai với công suất lắp đặt chiếm 12% tổng công suất cả nước, sau EVN chiếm 60%.
Phương án cổ phần hóa 3 công ty lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa được phê duyệt gồm Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power).
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?