Mỹ, Nhật chung tay xuất khẩu cơ sở hạ tầng cho châu Á
Hoàng Linh
Thứ bảy, 04/11/2017 - 20:39
Việc cho vay công và bảo hiểm thương mại sẽ được đưa ra để hỗ trợ các dự án về cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân.
Mới đây, Washington và Tokyo đã công bố kế hoạch cùng nhau hợp tác trong việc xuất khẩu năng lượng, viễn thông và các loại cơ sở hạ tầng khác thông qua việc cung cấp tài chính công cho các dự án liên doanh giữa công ty của Mỹ và Nhật.
Kế hoạch này được xây dựng nhằm hướng tới các thị trường châu Á và các thị trường phát triển khác. Bên cạnh đó, sáng kiến này cũng được xem là cách giúp làm nổi bật quan hệ đối tác kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản.
Công ty Bảo hiểm đầu tư và xuất khẩu Nippon (NEXI) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản dự kiến sẽ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác vào thứ Ba tới với Tổng công ty Đầu tư Tư nhân ở nước ngoài (OPIC) - một công ty cho vay công cộng dưới sự kiểm soát của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Việc hợp tác trên sẽ hướng tới hỗ trợ các công ty tư nhân thông qua đầu tư, cho vay và bảo hiểm. Theo đó, ba công ty trên sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường ở nước ngoài nhằm xác định các dự án đạt tiêu chuẩn.
Dự án đầu tiên của việc hợp tác sẽ là dự án phát điện từ năng lượng mặt trời tại Jordan. Hiện Mitsui & Co của Nhật Bản và nhà cung cấp năng lượng AES của Mỹ đã tham gia vào dự án này trong năm nay. Theo kế hoạch, OPIC sẽ là nhà cung cấp tài chính cho dự án trong khi NEXI đảm bảo các khoản vay cho các ngân hàng tư nhân.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang hướng tới xuất khẩu cơ sở hạ tầng thông qua việc chào giá rất thấp, Mỹ và Nhật Bản đều hy vọng sự hợp tác giữa hai nước sẽ tạo ra hình ảnh về chất lượng và sự an toàn. Bên cạnh đó, hai nước sẽ cố gắng nâng cao nhận thức về yêu cầu đối với sự minh bạch cũng như quản lý nợ tốt tại các dự án.
Ngoài ra, Washington và Tokyo cũng có kế hoạch tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nhằm mở rộng cung cấp khí thiên nhiên hoá lỏng và thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch.
Khả năng vượt qua sự phụ thuộc vào các phương pháp sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao nhưng nó chỉ hiện diện khi ngành năng lượng tái tạo có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Quỹ Cơ sở hạ tầng toàn cầu của Hoa Kỳ (GIP) mới đây đã mua lại Equis Energy, công ty về năng lượng tái tạo lớn nhất châu Á với giá 3,7 tỷ USD nhằm tăng cường sự quan tâm của toàn cầu đối với đầu tư năng lượng tái tạo.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.