Năm thương vụ M&A đình đám nhất 2017

Ngọc Hân Thứ tư, 14/02/2018 - 09:00

Thương vụ thâu tóm Sabeco của ThaiBev có trị giá lên tới 5 tỷ USD.

Năm 2017 được đánh giá là năm đình đám với nhiều thương vụ M&A “khủng” của các đại gia trong và ngoài nước ở lĩnh vực bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản…

1/ Thaibev mua Bia Sài Gòn

Sự kiện nóng nhất trong năm 2017 chính là thương vụ thâu tóm Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của ThaiBev với trị giá lên tới 5 tỷ USD. Đây được xem là thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia châu Á, đứng trên cả thương vụ 4 tỷ USD hồi năm 2012 khi Heineken thâu tóm ABP - công ty sở hữu nhãn bia Tiger.

Tập đoàn Thaibev - đơn vị sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage đã mua thành công 53,59% cổ phần và chiếm tỷ lệ vốn áp đảo ở Sabeco (mã chứng khoán là SAB).

Dù giới phân tích tài chính cho rằng đây là cái giá quá cao nhưng với thị trường và mạng lưới phân phối mà Sabeco đang nắm giữ, đây có thể là “giá hời” mà tỷ phú Thái Charoen mua được. Bởi lẽ, Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng như bia Sài Gòn, bia 333 và Sabeco hiện chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam, khoảng 40% thị phần.

Vụ thâu tóm này phù hợp với tầm nhìn 2020 của Thaibev khi Việt Nam hiện được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành bia, giúp đa dạng hóa thị trường và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam. Ngoài ra, khi tối ưu được hiệu quả hoạt động của Sabeco (hiệu suất sinh lời của Thaibev cao hơn Sabeco) và có thị phần chi phối, đại gia Thái có thể “hất cẳng” các ông lớn khác ra khỏi thị trường bia Việt như đã từng làm với Carlsberg tại Thái Lan.

Tỷ phú Thái Charoen là người đã mua lại hệ thống sản xuất rượu Whisky của nhà nước Thái cách đây hơn 30 năm và biến nó thành cơ sở để xây dựng đế chế Thaibev với thương hiệu bia Chang đang chiếm 60% thị phần bia của Thái Lan.

Ngoài việc thành lập Công ty TNHH Vietnam Beverage hồi tháng 10/2017 để có tư cách pháp nhân tham gia M&A thương vụ Sabeco với vốn điều lệ gần 682 tỷ đồng, Thaibev và các công ty con còn vay từ các ngân hàng tại Thái như Bangkok Bank Public, Kasikornbank Public, Krung Thai Bank… và ngân hàng nước ngoài là Mizuho Bank và Standard Chartered chi nhánh Singapore.

2/ Thế Giới Di Động mua Trần Anh

Đứng thứ hai trong làn sóng M&A năm 2017 thuộc về một doanh nghiệp nội là Thế Giới Di Động khi đã thâu tóm chính đối thủ của mình là Trần Anh.

Điện máy Trần Anh là đại gia trong lĩnh vực bán lẻ điện máy ở miền Bắc và Trung khi sở hữu 39 trung tâm bán lẻ. Riêng tại Hà Nội, hệ thống Trần Anh phủ tới 14 điểm bán. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Trần Anh đạt doanh thu hơn 2.400 tỷ và đặt mục tiêu hơn 4.000 tỷ vào năm nay. Trong khi đó, chuỗi hệ thống Điện máy Xanh của Thế Giới Di Động chỉ mới “đặt chân” vào thị trường miền Bắc.

Với việc hoàn tất mua lại hơn 90% cổ phần tương đương 1.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh, Thế Giới Di Động có khả năng phủ mạnh hơn ở thị trường phía Bắc bởi theo tính toán của đại gia này, thị phần bán lẻ điện máy gộp chung của hai công ty chiếm hơn 30% ở thời điểm sáp nhập. Việc sáp nhập giữa hai đơn vị giúp gia tăng sức mạnh cho cả hai bên, đặc biệt việc mua lại Trần Anh được ví như “chắp thêm cánh” cho Thế Giới Di Động.

3/ Sáp nhập Đường Biên Hòa và Đường TTC Tây Ninh

Giữa tháng 4/2017, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (mã chứng khoán SBT) thông qua chủ trương sáp nhập và phát hành cổ phiếu hoán đổi toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS).

Đường Biên Hòa có quy mô vùng nguyên liệu hơn 23.500 ha với tổng tài sản hơn 6.685 tỷ đồng và 15.500ha đang đầu tư, trong khi Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh có quy mô hơn 25.000ha, tổng tài sản hơn 7.790 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập với tỷ lệ hoán đổi nhất định thì công ty mía đường có quy mô lớn nhất Việt Nam đã ra đời.

Sức hấp dẫn của 2 cổ phiếu mía đường khi về một mối không chỉ ở câu chuyện sáp nhập mà nằm ở tham vọng của “đế chế” mía đường TTC vì trước đó, hai công ty mía đường thuộc hệ thống của Tập đoàn TTC là Đường Biên Hòa và Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh đã chi 1.330 tỷ đồng mua Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (công suất hơn 1 triệu tấn mỗi năm, vùng nguyên liệu hơn 6.000ha ngay cạnh nhà máy).

Hiện tại, thị phần mía đường của TTC chiếm hơn 30% cả nước, sau khi sáp nhập BHS và SBT và mua lại mảng mía đường của Hoàng Anh Gia Lai thì Tập đoàn Thành Thành Công sở hữu vùng nguyên liệu lên đến hơn 50.000ha, chiếm 16% diện tích cả nước, sản lượng mía tương đương 3,4 triệu tấn, chiếm 22% cả nước. 

Đáng chú ý, với việc nắm giữ toàn bộ cổ phần của Đường Biên Hòa, Tập đoàn TTC trực tiếp và gián tiếp sở hữu một loạt doanh nghiệp mía đường lớn khác như Đường Biên Hòa - Ninh Hòa, Mía đường Phan Rang, Mía đường Tây Ninh (Tanisugar), Mía đường TTC Attapeu…

4/ An Dương Thảo Điền thâu tóm Dược Bến Tre, Cơ Khí Ngân Hàng, Nha Trang Coral Beach…

Sự kiện thứ tư là câu chuyện của An Dương Thảo Điền khi từ giữa năm 2017, tập đoàn này thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp có tên tuổi như Dược Bến Tre - cổ đông chiến lược của Codupha, nhà phân phối dược hàng đầu Việt Nam; Nha Trang Coral Beach - đơn vị duy nhất được phép phát triển villa trên biển tại Việt Nam; Cơ khí Ngân hàng - đơn vị đầu ngành két sắt và độc quyền xây dựng kho tiền và xe chở tiền, Phương Đông - sở hữu nhãn hiệu xà bông Cô Ba…

Đáng chú ý là việc thâu tóm kiểu “cá lớn nuốt cá bé” này dường như An Dương Thảo Điền được “bơm vốn” sau khi hợp tác chiến lược với Fraser Centrepoint Limited (FCL), công ty bất động sản Singapore nằm trong đế chế kinh doanh của tỉ phú Thái, người vừa thâu tóm Sabeco.

Vấn đề sở hữu bất động sản hiện vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tương lai không xa, với các chính sách đang dần mở cửa cho nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực bất động sản của Chính phủ thì có thể hiểu kỳ vọng của tập đoàn này. Ở thời điểm hiện tại, hình thức liên doanh với công ty trong nước là hướng đi khả dĩ hợp lý.

5/ CJ mua Cầu Tre

CJ Cheiljedang Corporation - thành viên của Tập đoàn CJ, Hàn Quốc đã trở thành cổ đông lớn nhất Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, đây là kết quả của thương vụ M&A kéo dài hơn 5 tháng.

Với tham vọng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm đóng gói ở Việt Nam, sau cuộc đua nắm quyền sở hữu thất bại tại Vissan giữa năm 2016, doanh nghiệp này tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,6% vào cuối tháng 3 năm 2017, sau đó chi thêm 187 tỷ đồng mua cổ phần của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) để nắm giữ tỷ lệ 71,6% như hiện tại.

Sau khi hoàn tất thâu tóm, doanh nghiệp này đã chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre, đồng thời điều chỉnh bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức ăn chế biến sẵn... 

Dù chỉ chiếm 2,8% thị phần nội địa nhưng điểm hấp dẫn của Cầu Tre là sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, kênh tiêu thụ rộng khắp thông qua đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… và kinh nghiệm quản trị sản xuất hơn 36 năm.

Mặt khác, cùng với việc sở hữu Cầu Tre thì CJ còn được Hội đồng quản trị thông qua chủ trương đầu tư quy hoạch chuyển đổi công năng khu đất 125/208T Lương Thế Vinh, quận Tân Phú và chủ trương đầu tư dự án 35 Lương Minh Nguyệt.

Chưa dừng lại ở đó, CJ còn thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm cổ phần của các doanh nghiệp thực phẩm trong nước như mua lại 64,9% cổ phần tương đương hơn 300 tỷ đồng của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt - doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đông lạnh dạng viên.

Mã Thanh Loan, CEO Auxesia Holdings: 'Chỉ M&A khi công ty có giá nhất'

Mã Thanh Loan, CEO Auxesia Holdings: "Chỉ M&A khi công ty có giá nhất"

Tiêu điểm -  7 năm
Để một thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) thành công, trước hết phải xác định được thời điểm vàng, chiến lược M&A phải rõ ràng và nhất quán.
Mã Thanh Loan, CEO Auxesia Holdings: 'Chỉ M&A khi công ty có giá nhất'

Mã Thanh Loan, CEO Auxesia Holdings: "Chỉ M&A khi công ty có giá nhất"

Tiêu điểm -  7 năm
Để một thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) thành công, trước hết phải xác định được thời điểm vàng, chiến lược M&A phải rõ ràng và nhất quán.
Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN trong cuộc đua M&A

Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN trong cuộc đua M&A

Tiêu điểm -  6 năm

Các doanh nghiệp trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước vào một giai đoạn mới với việc các công ty trong khu vực ngày càng gia tăng đầu tư vào các nước láng giềng.

Những 'con cá bé' công nghệ sẽ đi về đâu trong bối cảnh M&A gia tăng?

Những "con cá bé" công nghệ sẽ đi về đâu trong bối cảnh M&A gia tăng?

Quốc tế -  6 năm

Năm 2017 chứng kiến năm của những công ty công nghệ lớn với 6 công ty giá trị nhất trên thế giới đến từ ngành công nghiệp này. Không chỉ vậy, năm 2017 còn đáng chú ý với những thương vụ lớn trong lĩnh vực công nghệ và xu hướng này được kì vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

Thủ tướng: Thái Lan đang nổi lên là đối tác M&A lớn nhất của Việt Nam

Thủ tướng: Thái Lan đang nổi lên là đối tác M&A lớn nhất của Việt Nam

Tiêu điểm -  7 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là thời điểm chín muồi để các nhà đầu tư Thái Lan trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  8 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  10 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  10 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.