Bất động sản
Phó Thủ tướng yêu cầu giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến của các bộ liên quan đối với các nội dung của dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Trên cơ sở đó, hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Hiện, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại Việt Nam là 166 ngày. Theo đánh giá của World Bank (WB) năm 2017, Việt Nam một trong những nước có số ngày thực hiện cấp giấy phép xây dựng cao. Trung bình các nước ASEAN 4 là 66 ngày.
Trong khi đó, chỉ tiêu cấp phép xây dựng được World Bank đánh giá là chỉ tiêu có thứ hạng cao nhất trong các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu trên báo chí thời gian gần đây, bà Tống Thị Hạnh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho biết, thủ tục cấp phép xây dựng liên quan tới rất nhiều các bộ ngành, địa phương như thẩm định thiết kế giấy phép xây dựng, thẩm định về phòng cháy chữa cháy, thẩm duyệt về môi trường… Do vậy, để cải thiện vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các các bộ ngành, địa phương có liên quan.
Cũng theo bà Hạnh, muốn giảm được thời gian cấp phép xây dựng cần triển khai thực hiện đồng bộ một số các giải pháp như: Lồng ghép các thủ tục hành chính có thể thực hiện cùng một thời điểm thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, giảm thời gian thực hiện thực tế đối với từng thủ tục thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích...
Hiện Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2017.

Trước đó, Chính phủ giao các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghị quyết của Chính phủ về vấn đề này xác định việc “bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Từ giữa năm 2017, Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ liên tục yêu cầu các Bộ rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh.
Đến cuối tháng 9, Bộ Công Thương đã quyết định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh của 27 ngành nghề, lĩnh vực. Sau rà soát, cắt bỏ Bộ vẫn Công Thương còn 541 điều kiện gây khó doanh nghiệp.
Đề xuất bỏ gần 2.000 trong hơn 4.000 điều kiện kinh doanh
Xóa bỏ giấy phép con: 'Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra'
Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, việc xóa bỏ các giấy phép con vẫn không đạt vì các cán bộ cấp cơ sở vẫn không chịu chuyển mình.
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
12 loại giấy tờ cần có để cấp giấy phép xây dựng từ 25/6
Nghị định 53/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/6/2017, quy định 12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.