Bất động sản
Quy trình thủ tục: 'Chiếc thòng lọng' siết doanh nghiệp bất động sản
Đại diện một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng, thủ tục cấp phép xây dựng quá rườm rà như hiện nay không khác gì chiếc thòng lọng trên cổ các doanh nghiệp.
Quy trình thủ tục hành chính liên quan đến triển khai một dự án bất động sản là nội dung nhận được nhiều phản hồi của các doanh nghiệp tại diễn đàn "Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường bất động sản TP. HCM" vừa tổ chức cuối tuần qua.
Theo Đề án phát triển thị trường bất động sản TP. HCM, nội dung phần cải cách thủ tục hành chính được nêu ngắn gọn: Nghiên cứu tham mưu đề xuất UBND thành phố quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc rút ngắn quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng theo cơ chế một cửa liên thông, trực tuyến ở mức độ 3.
Nhiều chủ doanh nghiệp bất động sản tham gia diễn đàn cho rằng, quy trình thủ tục hiện tại chính là vấn đề gây nhiều bức xúc nhất cho họ trong thời gian qua.
Thông tin từ đại diện các doanh nghiệp cho biết, giai đoạn trước khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006, chủ đầu tư chỉ mất khoảng một năm để thực hiện hai bước thủ tục là quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch cho khởi công dự án.
Kể từ sau Nghị định 90/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp phải mất 2-3 năm do có thêm khâu phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy...
Chưa hết, sáu năm sau từ Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012, dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện thêm các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được cấp phép xây dựng. Thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất tới 3 - 4 năm.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, hiện nay, để được khởi công một dự án, nhà đầu tư và nhà thầu phải đợi có giấy phép quy hoạch, giấy chứng nhận đầu tư rồi thông qua ba khâu thủ tục khác mới được động thổ.
"Tôi kiến nghị Nhà nước nên nhanh chóng có các biện pháp để giảm thời gian làm thủ tục cấp phép xây dựng. Theo tôi, sau khi có giấy phép quy hoạch, Nhà nước nên cho phép chủ đầu tư thi công xây dựng móng và tầng hầm, sau đó tiếp tục xin các giấy phép bổ sung khác như giấy phép chứng nhận đầu tư", ông Đực nêu kiến nghị.
Ông Đực cũng cho biết đã từng nhờ ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM xem xét đề nghị này và có nhận được lời hứa sẽ trả lời vào cuối năm 2017. "Nhưng tới giờ, tôi vẫn chưa nhận được bất cứ trả lời nào", ông Đực nói.
Cũng theo vị lãnh đạo Địa ốc Đất Lành, nếu thủ tục cứ kéo dài thêm một năm, chi phí xây dựng sẽ đội lên 5% do chủ đầu tư phải tăng thêm chi phí quản lý và trả lãi suất ngân hàng. Giá bán nhiều chung cư bị đội lên cao hơn giá trị thực tế cũng vì thế.
Thủ tục hành chính nhiêu khê và lãi suất ngân hàng chính là hai "chiếc thòng lọng" siết những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Đực cho biết.
Có chung cùng bức xúc như trên, đại diện đến từ Công ty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn chia sẻ, vì là công ty nhà nước, nên các thủ tục cấp phép mà Chợ Lớn phải thực hiện còn phức tạp gấp đôi các công ty tư nhân.
Ví dụ, bất cứ phúc đáp, giải trình hay giấy tờ quan trọng gì mà Chợ Lớn trao đổi với đối tác hay cơ quan Nhà nước đều phải thông qua một bước nữa là trình với công ty cấp trên.
Bên cạnh đề xuất liên quan đến rút ngắn thủ tục hành chính, đại diện công ty này còn mong muốn Nhà nước có các biện pháp cưỡng chế phù hợp nếu một vài hộ dân trong dự án cố tình chây ì làm khó dễ nhà đầu tư.
"Dù khó, nhưng chúng ta phải có giải pháp hiệu quả, không thể để dự án rơi vào thế bế tắc chỉ vì một vài cá nhân cố tình gây rối", đại diện Công ty Địa ốc Chợ Lớn đề nghị.
Đại diện các doanh nghiệp cho biết, đã có rất nhiều lời hứa hẹn từ các cơ quan chức năng sẽ cải thiện tình trạng trên, nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa thấy bất cứ thay đổi gì.
Trước kiến nghị từ đại diện Công ty Địa ốc Đất Lành và Địa ốc Chợ Lớn, đại diện Sở Xây dựng tham gia diễn đàn chỉ nghe và im lặng, không có bất cứ phản ứng hay cam kết cụ thể nào.
Cắt giảm giấy phép con: "Nguy cơ thất bại do lợi ích của nhiều người"
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.