Trung Quốc và cuộc đua giành sức ảnh hưởng tại châu Á từ Mỹ

Hương Giang - 20:26, 09/05/2018

TheLEADERViện nghiên cứu Lowy Institute tại Sydney mới đây đánh giá rằng cán cân quyền lực địa chính trị tại khu vực châu Á có khả năng trải qua một sự thay đổi nhanh chóng trong những thập kỷ tới.

Trung Quốc và cuộc đua giành sức ảnh hưởng tại châu Á từ Mỹ
Trung Quốc sẽ là trung tâm trong sự nổi lên của khu vực châu Á. Ảnh: World Economic Forum

Bảng xếp hạng về chỉ số quyền lực khu vực châu Á có tên Asia Power Index 2018 được thực hiện bởi Lowy Institute cho thấy Mỹ vẫn là quốc gia chiếm lĩnh ảnh hưởng tại khu vực này nhưng đáng chú ý là Trung Quốc, một siêu cường mới nổ đang nhanh chóng bám sát.

Trong danh sách được đưa bởi Asia Nikkei Review, Mỹ hiện đứng số một về sức ảnh hưởng lên khu vực châu Á với 85 điểm, cao hơn Trung Quốc ở vị trí thứ hai 10 điểm. Nhật Bản đứng thứ 3 với 42,1 điểm và tiếp sau đó là Ấn Độ với 41,5 điểm thuộc nhóm "quyền lực lớn". Nhóm "quyền lực trung bình" bao gồm Nga, Úc, Hàn Quốc và Singapore.

Ông Herve Lemahieu, Giám đốc của dự án Asia Power Index cho biết sức mạnh của Mỹ được hình thành nhờ vào khả năng thiết lập liên minh tại châu Á trong bối cảnh Trung Quốc có những tranh chấp biên giới và lãnh thổ với nhiều nước láng giềng, tạo ra nhiều hoài nghi.

Thế nhưng nước Mỹ dường như đang lãng phí lợi thế này khi Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chính sách "America First" (nước Mỹ trước tiên), đặt lợi ích nước Mỹ trước lợi ích của các đồng minh.

Ông Lemahieu đánh giá rằng: "Trong trường hợp này, chúng ra sẽ thấy sự tan rã mạng lưới liên minh của Mỹ tại khu vực châu Á và điều này ảnh hưởng không chỉ tới sức mạnh của Mỹ mà còn tới sức mạnh của các đồng minh tại khu vực như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc".

Chỉ số quyền lực tính toán "sức mạnh quốc gia" của 25 nước và vùng lãnh thổ dựa trên 114 tiêu chí, chủ yếu là về định lượng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng vũ khí, số trận tập quân sự trong, hiệp định thương mại tự do cũng như sinh viên nước ngoài. Chỉ số này sẽ được cập nhật hàng năm.

Sự ra mắt chỉ số quyền lực phản ánh quan điểm của nhóm nghiên cứu tại Sydney rằng vấn đề cân bằng quyền lực trong khu vực đòi hỏi sự giám sát cẩn thận vì nó có khả năng thay đổi rất nhanh.

Trong cuộc họp báo tại New York mới đây, giám đốc điều hành của viện nghiên cứu Lowy Institute cho biết: "Trong những năm tới, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cần được theo dõi chặt chẽ. Nhiều lợi thế của Mỹ tại khu vực châu Á đang dần bị đánh mất bởi những hành động của ông Trump".

Ông Lemahieu cho biết: "Nếu mọi người cảm nhận nước Mỹ là một cường quốc đang suy yếu, hoặc Nhật Bản cũng như vậy, nhiều khả năng mọi người sẽ thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh hơn và thậm chí còn mạnh hơn mức được tính toán hiện có". Tuy nhiên ông lưu ý rằng xu hướng trong tương lai chỉ là giả thuyết và hoàn toàn có thể thay đổi.

Châu Á được dự báo sẽ chiếm hai phần ba dân số thế giới vào năm 2025 trong khi con số này của phương Tây chỉ là 1/10 và khu vực này sẽ trở thành lực lượng thống trị nền kinh tế toàn cầu. Tại đó, Trung Quốc sẽ là trung tâm trong sự nổi lên của khu vực, Asia Nikkei Review nhận định.

Mặc dù vậy, một Trung Quốc quả quyết hơn có thểgia tăng căng thẳng tại châu Á liên quan đến những vấn đề lịch sử và các tranhchấp lãnh thổ. Nếu một cuộc cạnh tranh địa chính trị biến thành chiến tranh, điềunày sẽ quan trọng hơn so với quá khứ vì vị thế của khu vực đã thay đổi.