Bất động sản
Ưu tiên khu ‘đất vàng’ Giầy Sài Gòn để xây trường học
UBND TP.HCM vừa có công văn liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử đất của Giày Sài Gòn tại 419 Lê Hồng Phong, Q.10 để xây trường học.
Mới đây Công ty CP Giày Sài Gòn đã có công văn gửi lên Chính phủ, UBND và một số sở ngành xin gia hạn thời gian sử dụng đất tại 419 Lê Hồng Phong, Q.10. Đây là khu đất được cổ phần hóa (CPH) từ doanh nghiệp nhà nước.
Nhiều sai phạm, nhưng vẫn xin gia hạn thuê đất
Trước đó TheLEADER đã có bài phân tích Cổ phần hóa Công ty Giày Sài Gòn: Có là “Hãng phim truyện” thứ 2? Bài báo đặt ra những nghi vấn có hay không việc lên kế hoạch đối phó nhằm kéo dài thời gian được sử dụng đất và để chờ chuyển đổi công năng sử dụng đất? Vậy có hay không việc mua cổ phần của Công ty CP Giày Sài Gòn cũng chỉ là để hướng tới mục tiêu có được miếng đất vàng ba mặt tiền tại quận trung tâm?
Giày Sài Gòn là doanh nghiệp nhà nước được CPH, tiền thân là Công ty Giày Ba Ta thuộc Bộ Công nghiệp cũ. Công ty được sử dụng hơn 10.000 m2 đất tại số 419 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM. Theo hợp đồng thuê của Nhà nước, kế thừa từ Công ty Giày Ba Ta, giá thuê đất hàng năm để làm văn phòng, nhà xưởng sản xuất giày dép, túi xách công ty này phải trả cho Nhà nước là 100.000 đồng/m2. Đây quả là một mức giá thuê không tưởng cho khu đất vàng đã được áp dụng từ năm 2007 và giữ nguyên suốt 10 năm qua!
Dù có những ưu đãi lớn từ nhà nước, giá thuê siêu rẻ cho khu đất vàng này suốt nhiều năm qua, nhưng Giày Sài Gòn vẫn không hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Từ năm 2016, Cục Thuế TP.HCM đã yêu cầu Công ty CP Giày Sài Gòn phải kê biên danh mục tài sản để thi hành quyết định cưỡng chế thuế đối với khoản nợ hơn 12 tỷ đồng tiền thuê đất đã quá hạn.
Cùng với khoản nợ tiền thuê đất, nợ ngân hàng, Giày Sài Gòn rơi vào tình cảnh thua lỗ ba năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu và nợ nần. Cuối năm 2015, công ty này cũng cho toàn bộ công nhân nghỉ việc, chỉ giữ lại khoảng 16 nhân viên, đồng thời bán thanh lý máy móc thiết bị.
Không những vậy, UBND Q.10 đã nhiều lần xác định Giày Sài Gòn lấy một phần đất nhà nước cho Công ty TNHH Thành Bưởi thuê làm bãi đỗ xe và đón trả khách là vi phạm quy hoạch sử dụng đất; đồng thời yêu cầu cả hai doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh trái phép. UBND TP đã có công văn chỉ đạo yêu cầu xử lý sai phạm, yêu cầu Giày Sài Gòn phải chấm dứt hoạt động cho thuê đất trái phép. Công ty CP Giày Sài Gòn bị Sở Tài nguyên & Môi trường xử phạt và truy thu tiền cho thuê đất trái quy định tổng số tiền hơn 720 triệu đồng.
Việc cho thuế đất trái phép, nợ đọng tiền thuế, nợ ngân hàng và nợ công nhân sau gần hai năm CPH Giày Sài Gòn mới trả xong. Liên tục có sai phạm, cùng với năng lực tài chính có nhiều vấn đề như vậy nhưng Giày Sài Gòn mới đây lại tiếp tục xin gia hạn thời gian thuê đất của nhà nước…
UBND Q.10 kiến nghị lấy đất phục vụ giáo dục
Ngày 20/10 vừa qua, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND Q.10 và đơn vị liên quan xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 419 Lê Hồng Phong, Q.10 phục vụ giáo dục.
Phía lãnh đạo Quận 10 cũng rất mong muốn chuyển đổi khu đất này làm đất phục vụ cho giáo dục. Trả lời trên báo chí, lãnh đạo Quận 10 cho hay, nhiều cụm liên phường tại Q.10 đến nay không có trường học THCS. Bởi vậy nhu cầu để làm trường học vô cùng cần thiết. UBND quận 10 đã kiến nghị UBND TP.HCM nên giao lại diện tích đất do Công ty CP Giày Sài Gòn đang thuê để làm trường học.
Theo khảo sát trên thực tế của chúng tôi, Công ty CP Giày Sài Gòn đang thuê đất tại 419 Lê Hồng Phong, Q.10 đến năm 2020 là hết hạn. Việc Giày Sài Gòn đã được hưởng lợi từ chính sách nhà nước nhiều năm qua nhưng hoạt động không hiệu quả, hai năm sau CPH cũng không còn sản xuất kinh doanh, nhưng liên tục vướng sai phạm thì có nên tiếp tục được cho gia hạn? Nếu để tình trạng này kéo dài là lãng phí nguồn tài nguyên đất của nhà nước.
Cổ phần hóa Công ty Giày Sài Gòn: Có là “Hãng phim truyện” thứ 2?
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.