Bỏ 30 đồng vốn, doanh nghiệp chỉ thu được 0,7 đồng lợi nhuận
Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp mới đây của Tổng cục Thống kê đã cho thấy nhiều nghịch lý liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước phải hoàn thành tốt hai nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp Nhà nước.
Sáng 12/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng làm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, khối doanh nghiệp hiện có tổng giá trị vốn và tài sản khoảng 5,4 triệu tỷ đồng.
Theo thông tin từ Cổng điện tử Chính phủ, giao nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải làm tốt nhiệm vụ tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách để làm sao quản lý đầu tư, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất các nguồn vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ nữa là chủ động nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, đề xuất với Đảng, Nhà nước các giải pháp cụ thể để phòng chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được giao quản lý.
Theo Thủ tướng, tham nhũng trong khu vực Nhà nước còn nặng nề. Tình trạng "sân sau" còn lớn, tình trạng gia đình, bà con thân quen, dòng tộc trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn có.
Do đó, chỉ cần hạn chế tối đa những tiêu cực trong doanh nghiệp Nhà nước, giảm chi phí bất hợp lý thì doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp quan trọng hơn trong cơ cấu GDP của quốc gia.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần hạn chế tối đa tình trạng “cha chung không ai khóc”, "cha chung của chung", buông lỏng quản lý, không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra hậu quả rất xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thời gian trước mắt, ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình các công việc cần thiết để bàn giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ các bộ, ngành về ủy ban.
Thủ tướng cho rằng, bây giờ đã có ủy ban chuyên quản lý vốn Nhà nước thì các bộ, ngành phải tách chức năng này ra càng sớm càng tốt. Cần có lộ trình bàn giao chặt chẽ, không để phức tạp, sai sót xảy ra, không được để khoảng trống trong quản lý.
Trong dài hạn, Ủy ban phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm được giao, đặc biệt là hai nội dung chính: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu, nguyên tắc cổ phần hóa là công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, “chứ không có chuyện nhập nhằng”, phải mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa. Các bài học kinh nghiệm từ cổ phần tại Vinamilk, Sabeco đã cho thấy rõ việc bám vào mục tiêu, nguyên tắc này.
Phải tạo chuyển biến rõ nét về hai nội dung trọng tâm này và phải thực hiện đồng thời cả hai nội dung. Bởi việc nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động thì cổ phần hóa mới thuận lợi, khi đó mới có người mua với giá hợp lý, mang lại lợi ích cho Nhà nước.
Thực hiện tốt chức năng quản lý, đặc biệt là đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc, “những nguyên tắc nào, những quy định nào, đưa giải pháp nào để làm rõ trách nhiệm, bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện thông suốt hệ thống thông tin báo cáo theo quy định.
Thủ tướng giao chủ tịch ủy ban toàn quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, cốt cán của Ủy ban. Là cơ quan mới, Ủy ban cần đi tiên phong đổi mới phương pháp quản lý.
Về việc phối hợp với các bộ, ban, ngành, Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành hỗ trợ ủy ban để sớm đi vào hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư trình ngay trong tháng 2/2018 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư và bộ, ngành liên quan quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khẩn trương báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dự kiến chuyển giao về ủy ban; phối hợp chặt chẽ với ủy ban trong việc xây dựng phương án, lộ trình các công việc cần thiết để bàn giao.
Trước đó, ngày 3/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Tổ công tác của Thủ tướng để xây dựng Ủy ban 11 thành viên do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng, ông Nguyễn Hoàng Anh làm Tổ phó.
Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp mới đây của Tổng cục Thống kê đã cho thấy nhiều nghịch lý liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật đã phản ánh khó khăn này với Chính phủ Việt Nam và hiện vẫn đang đợi câu trả lời, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro TP. HCM cho biết.
Mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI lại thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp.
Số tiền làm từ thiện của các doanh nghiệp dao động từ 100 triệu đồng đến 25 tỷ đồng; không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM mà lan tỏa ra khắp cả nước.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.