Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất thực hiện dự án của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa đã lập danh sách 109 trường hợp/dự án vi phạm luật đất đai phải đăng công khai và 12 trường hợp/dự án đăng công khai vi phạm pháp luật đất đai đã khắc phục vi phạm.
109 dự án vi phạm này đều được giao đất từ vài nghìn m2 tới hàng trăm nghìn m2 trải khắp các địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, những khu vực phát triển mạnh về đô thị nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch như TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn tập trung một số dự án quy mô chiếm đất lớn gặp vấn đề.
Vi phạm chủ yếu của các trường hợp này là: từ khi giao đất thực hiện dự án nhưng không sử dụng đất hoặc các dự án chậm tiến độ đầu tư vi phạm Điều 64 Luật Đất đai.
Điển hình một số như: Công ty TNHH Thương mại Bắc Thành (Khu du lịch sinh thái, câu cá, cối giã gạo bằng nước tại Tp. Thanh Hóa, diện tích khoảng 2,7ha), Công ty CP Du lịch Kim Quy (dự án phía Bắc hồ Kim Quy, Khu du lịch Hàm Rồng, khoảng 2,2ha), Công ty CP Tập đoàn miền Núi (gần 2,4ha đất ở 3 dự án khác nhau, đều chậm tiến độ), Công ty TNHH Trung Nam (khu dịch vụ tổng hợp nhà hàng, khách sạn Trung Nam khoảng 1,3ha tại Nghi Sơn).
Ở mảng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, ghi nhận một số trường hợp mắc vi phạm chậm tiến độ đáng chú ý gồm: Công ty CP Cảng Dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa (Dự án Nhà công vụ phục vụ vận hành và mở rộng Cảng Nghi Sơn), Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Viết Hoa (Nhà máy sản xuất thép 1 ly, sản xuất gia công hàng cơ khí, thiết bị máy móc, các hoạt động dịch vụ phục vụ KCN và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn), Công ty CP Hóa chất Gama Thanh Hóa (xây dựng bến cảng số 6 - Cảng tổng hợp Nghi Sơn)…
So cùng thời điểm năm 2022, số lượng dự án vi phạm Luật Đất đai được công bố tại Thanh Hóa là 67 trường hợp. Đồng thời, đa phần danh tính chủ đầu tư/dự án dính lỗi chậm tiến độ đều lặp lại ở thời điểm hiện tại như: Công ty CP Du lịch Kim Quy, Công ty CP phần Tập đoàn miền Núi, Công ty CP HTQ Việt Nam…
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.