Bất động sản
3 dấu hiệu lệch pha của bất động sản TP.HCM
Thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu phục hồi nhưng đang xuất hiện những nghịch lý.
Lệch pha cung - cầu
Do các dự án nhà ở gặp vướng mắc về thủ tục nên nguồn cung dự án mới ngày càng teo tóp.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), toàn thành phố có hơn 100 dự án nhà ở thương mại của hơn 80 doanh nghiệp dừng triển khai. Do đó, lệch pha cung - cầu đang biểu hiện rất rõ.
Năm 2017, nguồn cung bất động sản TP.HCM tăng trưởng cao nhất với gần 43.000 căn nhà, nhưng từ năm 2018 đến nay nguồn cung nhà ở liên tục sụt giảm.
Nếu như năm 2018 có 28.300 căn, bằng 65,8% so với năm 2017; năm 2020 giảm xuống còn 16.700 căn, thì 9 tháng đầu năm nay chỉ còn 11.600 căn. Thực tế, nguồn cung thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu, .
Lệch pha cao cấp - bình dân
Đáng chú ý, trong 11.600 căn nhà đủ điều kiện huy động vốn thì có tới có 9.305 căn thuộc phân khúc cao cấp, chiếm đến 80,2%.
Trong khi đó nhà ở vừa túi tiền, nhà bình dân có giá dưới 2 tỷ đồng/căn (dưới 30 triệu đồng/m2) đáp ứng chỗ ở cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. lại không có căn nào.
Riêng nhà ở xã hội chỉ khởi công bốn dự án và một dự án nhà lưu trú công nhân.
Giá nhà ở cũng đã tăng liên tục trong 5 năm gần đây. Giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại, dưới 30 triệu đồng/m2) cũng đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội. Do đó người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội tiếp cận nhà ở nếu nhà nước không có chính sách hỗ trợ.
Hiện nay, thị trường trầm lắng, giao dịch giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực, nhưng giá nhà vẫn giữ ở mức cao.
Lệch pha tín dụng
Thị trường xuất hiện dấu hiệu lệch pha tín dụng về phân khúc nhà ở cao cấp so với phân khúc khác và thực trạng chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Trên thực tế, tổng giá trị cần huy động vốn của các dự án nhà ở thương mại trong 9 tháng đầu năm 2022 với thị trường TP.HCM là 103.780 tỷ đồng. Trong đó phân khúc nhà ở cao cấp chiếm khoảng 80,2% là 83.231 tỷ đồng.
Các ngân hàng thương mại thường cho vay khoảng 60-70% giá trị nên phân khúc cao cấp hút một lượng vốn tín dụng rất lớn khoảng từ 50.000 - 70.000 tỷ đồng. Do đó xuất hiện tình trạng lệch pha tín dụng vào phân khúc nhà ở cao cấp so với các phân khúc khác.
Bình thường mới ở các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM
Novaland bác tin chủ tịch Bùi Thành Nhơn xin từ nhiệm
Novaland khẳng định thông tin Chủ tịch Bùi Thành Nhơn có đơn xin thôi chức vụ là hoàn toàn sai sự thật, gây hiểu lầm nghiêm trọng.
TheLEADER bàn giao công trình nâng cấp điểm trường tại xã Y Tý huyện Bát Xát
Sáng 13/1/2025, công trình sửa chữa, nâng cấp điểm trường Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai do Tạp chí TheLEADER cùng các đối tác tài trợ đã chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng.
PropertyGuru 'thay máu' bộ máy lãnh đạo
Tập đoàn PropertyGuru vừa thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị và sẽ bổ nhiệm ông Lewis Ng làm tổng giám đốc từ tháng 3/2025.
'Ở thì lời, đầu tư thì lợi' với căn hộ chuẩn Nhật The Premium
The Premium - hai tòa tháp căn hộ cao cấp của phân khu The Kyoto, khu đô thị Vinhomes Star City (Thanh Hoá) đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản cuối 2024.
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14 giờ ngày 17/4/2025 (theo giờ Việt Nam, GMT+7).
‘Làm đúng’ để tăng trưởng đột phá
Tăng trưởng kinh tế đạt mức 6 – 7% mỗi năm dù còn nhiều điểm nghẽn, cho thấy nếu khơi thông điểm nghẽn, mức tăng trưởng hai con số là hoàn toàn khả thi.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.