Analytic
Hotline: 08887 08817

5 cách vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng tài sản trí tuệ

Hường Hoàng - 14:31, 31/01/2023

TheLEADERCác nhà sáng lập khởi nghiệp cần lên kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ từ sớm, bởi sản phẩm và dịch vụ của những kẻ sao chép chẳng bao giờ thua quá xa người tiên phong.

5 cách vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng tài sản trí tuệ
5 cách vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng tài sản trí tuệ (Ảnh: Getty Images)

Cựu võ sĩ chuyên nghiệp người Mỹ Mike Tyson từng nói: "Ai cũng có một kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào miệng." Ông đã đúng. Đồng thời, câu nói này cũng rất đúng với các công ty khởi nghiệp. 

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thành công, những người khác sẽ cố gắng bắt chước. Vậy, bạn đã chuẩn bị gì chưa? Nếu không có một chiến lược quản trị sở hữu trí tuệ phù hợp, những sản phẩm và công nghệ mới của bạn có thể sẽ nhanh chóng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thế rằng những người khác sẽ cố gắng sao chép những thành quả lao động không ngừng nghỉ của bạn.

Có một thực tế là con đường ít rủi ro nhất dẫn đến thành công là con đường bắt chước. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần hạn chế rủi ro này. Nhiều công ty khởi nghiệp không lường trước được khả năng bị xâm phạm tài sản trí tuệ nên không chuẩn bị cho nó.

Rơi vào tình huống đó, những công ty khởi nghiệp mất cảnh giác có thể phải sớm đầu hàng. Ông Stephen Key, doanh nhân kiêm nhà lập chiến lược tài sản trí tuệ nổi tiếng, đồng thời là nhà đồng sáng lập công ty tư vấn chiến lược về sở hữu trí tuệ inventRight, đã đề xuất 5 chiến lược để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quản lý tài sản trí tuệ.

Đầu tiên, về sáng chế, khi được soạn thảo chính xác, đơn xin cấp bằng sáng chế có thể giúp doanh nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu ý tưởng và giành chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền nhận doanh thu cấp phép. 

Để soạn thảo đơn đăng ký một cách chính xác, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào luật sư sáng chế hoặc đại diện sáng chế, mà còn phải cung cấp cho những cá nhân, tổ chức này các thông tin chính xác.

1. Hiểu về điểm khác biệt của mình trên thị trường

Doanh nghiệp cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ ý tưởng của mình. Cuộc chiến đầu tiên mà doanh nghiệp gặp phải là với những người thẩm định bằng sáng chế. Để được cấp bằng sáng chế, sản phẩm, công nghệ, quy trình đó phải có tính mới. Việc mô tả tính mới, tính độc đáo của sản phẩm một cách rõ ràng là điều rất quan trọng. 

Cách tốt nhất để khiến doanh nghiệp đó trở nên khác biệt hơn đó là tăng cường gấp đôi những điểm khác biệt đó. Trước tiên, hãy phân tích xem ý tưởng của doanh nghiệp mình khác biệt như thế nào so với những sản phẩm hiện có. Điều gì làm cho ý tưởng đó không chỉ khác biệt, mà còn tốt hơn? 

Sau đó, doanh nghiệp cần tra cứu kỹ lưỡng các tác phẩm gốc (prior art). (Tác phẩm gốc là bằng chứng cho thấy ý tưởng của doanh nghiệp không có tính mới và không chỉ xảy ra trong lĩnh vực sáng chế). Những người thẩm định bằng sáng chế sẽ viện dẫn các tác phẩm gốc để từ chối một số hoặc tất cả những yêu cầu trong đơn xin cấp bằng sáng chế của doanh nghiệp.

Đừng sợ khi phát hiện ra những ý tưởng tương tự mình đã được các cá nhân, tổ chức khác thực hiện trước đó. Thay vào đó, hãy sử dụng những gì mà mình tìm được từ tác phẩm gốc để vạch ra con đường thành công phía trước. Đâu là những trở ngại mà doanh nghiệp cần phải vượt qua trong quá trình đăng ký bằng sáng chế? Ghi chú và khắc phục những vấn đề đó trong quá trình nộp đơn sáng chế. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được cuộc chiến từ trước khi nó bắt đầu.

Trong hầu hết các trường hợp, những nhà đầu tư tiềm năng và/hoặc người được cấp phép sẽ tìm thấy những tác phẩm gốc và hỏi doanh nghiệp về nó. Hãy chủ động chuẩn bị sẵn câu trả lời. Nhờ đó, bạn có thể biến các tác phẩm gốc thành một điểm thuận lợi để bán hàng (selling point) theo cách này.

2. Cố gắng "ăn cắp ý tưởng của chính mình"

Các đối thủ cạnh tranh luôn muốn chiếm lấy thị trường của bạn. Họ tìm cách lợi dụng tài sản trí tuệ của bạn. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần suy nghĩ nhanh hơn đối thủ của họ.

Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh cắp những ý tưởng sáng tạo của chính mình? Hãy tưởng tượng ra tất cả những cách mà các đối thủ cạnh tranh có thể làm để lợi dụng các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể tránh được việc vi phạm quyền theo luật. Sau đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin này cho những người làm công tác bảo vệ quyền sáng chế để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh thực hiện hành vi này.

3. Tìm cách tối ưu hóa quá trình sản xuất

Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể tránh được trường hợp bị các đối thủ khác cạnh tranh về giá. Hầu hết các đơn đăng ký bằng sáng chế không xem xét tính thương mại của công nghệ. Đây là một sự thiếu sót nghiêm trọng.

Trước khi nộp đơn đăng ký bằng sáng chế, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên liệu và quy trình để tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ ít bị thua cuộc hơn chỉ vì giá. Vậy đó, đôi khi cách tốt nhất để chúng ta chiến đấu là không tham gia trực tiếp vào cuộc đấu.

4. Xây dựng hệ thống tài sản trí tuệ

Ngoài việc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế (quyền sở hữu trí tuệ về chức năng của sản phẩm), doanh nghiệp nên cân nhắc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (quyền sở hữu trí tuệ về hình thức bên ngoài của sản phẩm). Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ bí mật thương mại (trong đó có cả bí quyết sản xuất) một cách toàn diện là một hoạt động rất có giá trị.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đừng quên đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền đối với những tài liệu tiếp thị của mình một cách nhanh chóng bởi vì đây là các công cụ ngăn chặn việc sao chép trực tuyến rất hiệu quả.

5. Tiếp cận thị trường nhanh hơn

Đôi khi, bán sớm và bán nhanh sản phẩm là cách tốt nhất để chống lại các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng nên xem xét cấp phép một phần hoặc tất cả công nghệ của mình. Thông thường cấp phép là con đường nhanh nhất để tiếp cận thị trường. Ngoài việc cấp phép, doanh nghiệp cũng có thể tạo doanh thu từ việc tự phát triển và kinh doanh công nghệ của riêng mình.

Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục đổi mới để đi đầu trong cuộc cạnh tranh và nộp đơn sở hữu trí tuệ khi cần thiết. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể tìm được những nhà cố vấn đã chiến đấu trong cuộc chiến tốt sở hữu trí tuệ và giành chiến thắng. Từ đó, doanh nghiệp có thể học hỏi được rất nhiều điều từ những sai lầm của người khác và chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ tài sản trí tuệ của riêng mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật

TP.HCM: Văn phòng cao cấp khu trung tâm xuất hiện trở lại

Sau hai năm vắng bóng, phân khúc văn phòng hạng A ở trung tâm TP.HCM xuất hiện trở lại.

Vũ khí kiểm soát nội bộ

Từ người bán nước đến tập đoàn đa quốc gia đều cần kiểm soát nội bộ. Một hệ thống kiểm soát nội bộ phục vụ báo cáo tài chính tốt giúp tăng cường lòng tin của nhà đầu tư, giảm rủi ro gian lận, tăng cường hiệu suất, đảm bảo tuân thủ pháp luật, và đảm bảo danh tiếng cho doanh nghiệp.

SCID muốn ngưng hợp tác với Novaland tại dự án An Phú

Ban lãnh đạo Công ty Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op (SCID) cho biết đang bàn bạc để ngưng hợp tác với Novaland tại dự án An Phú dù đã nhận hơn 100 tỷ đồng tiền đặt cọc.

Kỳ lân Insider muốn mua lại công ty Việt Nam

Insider giúp xây dựng trải nghiệm người dùng theo thời gian thực, đồng thời cá nhân hóa, tự động hóa, đa điểm chạm, cho phép các nhà tiếp thị doanh nghiệp kết nối khách hàng qua các kênh và hệ thống.

Sẽ quản lý triệt để Zalo, Viber, Telegram

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng, việc quản lý các OTT viễn thông như Zalo, Viber, Telegram... sẽ là chính sách quan trọng, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp, đến công cuộc chuyển đổi số của cả xã hội.

TS. Trần Đình Thiên: Quy hoạch điện VIII thay đổi căn bản cấu trúc ngành điện

Đặt ra một số thách thức nhưng cũng chứa đựng đủ cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu quốc gia cam kết với quốc tế cũng như thay đổi căn bản cấu trúc của ngành điện là đánh giá xuyên suốt của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Nghị trường ‘nóng’ chuyện sản xuất điện tái tạo

Nhiều dự án điện mặt trời, điện gió đã sản xuất nhưng không được sử dụng gây lãng phí. Điều này đến từ nghịch lý: nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp. Vì thế, muốn sử dụng nguồn điện này phải đầu tư khá lớn cho truyền tải lưu trữ điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Dự án bí ẩn S600 của MB

Nội dung liên quan đến đề án S600 được hé lộ tại các tờ trình Đại hội cổ đông năm 2022 của MB về việc thông qua nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?

Theo chuyên gia, nhiều chính sách được ban hành để quản lý hiệu quả chất thải rắn, chất thải nhựa nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do mới chỉ có tính bao quát, chưa tạo ra động lực thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến mới.

Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế

Để giải quyết câu chuyện quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ, già hóa dân số… ngành y tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đây được xem là cơ hội "vàng" cho các startup trong lĩnh vực này.