9 tháng, Samsung và Formosa góp phần lớn vào chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao
Vinh Anh
Thứ bảy, 30/09/2017 - 16:08
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho biết, tính chung 9 tháng năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2016 và mức tăng 7,2% của 8 tháng năm nay (Trong đó: Quý I tăng 3,9%; quý II tăng 8,1%; quý III ước tính tăng 9,7%).
Xét theo công dụng của sản phẩm, các sản phẩm trung gian (phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo) tăng 7,2%; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 8,4%, trong đó sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 8,3%; sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 8,4%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 25,1% (tập trung ở sản xuất điện thoại di động thông minh giá trị cao và linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu), đặc biệt tăng mạnh trong quý III với mức tăng 45,5% (cao hơn mức tăng 5,9% của quý I và 23,5% của quý II), chủ yếu do Tập đoàn Samsung đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng điện tử có giá trị cao với doanh thu dự kiến ngành điện tử cả năm 2017 đạt 1.188,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2016;
Sản xuất kim loại tăng 21,4%, trong đó có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa mới đi vào sản xuất (dự kiến năm 2017 sản xuất 1,5 triệu tấn thép thô với doanh thu 16,85 nghìn tỷ đồng); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,6%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,6%; sản xuất trang phục tăng 6,3%; sản xuất đồ uống tăng 5%; khai thác than cứng và than non tăng 2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 1,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,7%.
Tổng cục thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước tính đạt 336,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.