GDP năm 2018 dự kiến tăng trưởng 6,5%
Năm 2018, Chính phủ thống nhất dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; bội chi ngân sách khoảng 3,7%.
ADB dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt 6,3%, thấp hơn so với dự báo trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) công bố hồi tháng 4/2017.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo "Cập nhật triển vọng phát triển Châu Á - (ADOU) 2017". Theo đó, ADB dự báo điều chỉnh giảm đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống còn 6,3% trong năm 2017 và 6,5% trong năm 2018 do sự sụt giảm 8% sản lượng khai khoáng và dầu thô trong nửa đầu năm nay.
Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai khoáng và dầu thô, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả khả quan, được thúc đẩy bởi hai động lực là sản xuất định hướng xuất khẩu và tăng tiêu dùng nội địa.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng trưởng 10,5% trong nửa đầu năm do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sản xuất, trong khi khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng hoạt động bán lẻ, mở rộng cho vay của ngân hàng, cũng như mức tăng 30% số du khách tới Việt Nam.
Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2017 được công bố vào tháng 4/2017 của ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018, nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch. Tuy nhiên, trong báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADOU) năm 2017 vừa được ADB công bố vào sáng 26/9, ngân hàng này dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3%, thấp hơn 0,2% so với dự báo trong ADO 2017. Lạm phát được dự báo tăng chút ít so với đánh giá vào tháng Tư, và thặng dư cán cân vãng lai cũng sẽ giảm nhanh hơn dự báo trước đây.
GDP tăng 5,7% trong sáu tháng đầu năm 2017, nhỉnh hơn một chút so với sáu tháng đầu năm 2016. Mặc dù nông nghiệp và dịch vụ tăng trưởng tốt hơn, song tăng trưởng ngành xây dựng lại giảm nhẹ, và ngành khai khoáng sụt giảm.
Nhờ du lịch tăng trưởng tốt nên khu vực dịch vụ tăng 6.9% trong sáu tháng đầu năm, cao hơn so với mức tăng trưởng 6,5% cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế tăng 30%, giúp các ngành dịch vụ gắn với du lịch tăng trưởng 8,9%. Dịch vụ ngân hàng và tài chính cũng tăng trưởng cao hơn, đạt 7,7% trong nửa đầu năm 2017, cao hơn so với mức 6,9% cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng nâng lên trong sáu tháng cuối năm, nhờ sự gia tăng hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự hồi phục mạnh mẽ hơn của nông nghiệp sau đợt hạn hán năm 2016, và việc đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn chi tiêu đầu tư cơ bản cho các chương trình cơ sở hạ tầng quốc gia.
Báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù nền kinh tế Việt Nam vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, song vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết để bảo đảm tăng trưởng bền vững như tăng trưởng tín dụng cao dẫn đến gia tăng lạm phát và phát triển không bền vững.
Năm 2018, Chính phủ thống nhất dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; bội chi ngân sách khoảng 3,7%.
Vẫn còn quá nhiều rào cản khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Việc áp đặt chỉ tiêu cho từng bộ ngành có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, do không tạo ra động lực phát triển cho các thành phần kinh tế.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.
Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.