Bộ Tài chính khẳng định vẫn giữ nguyên mức thuế VAT 10%

An Chi Chủ nhật, 27/05/2018 - 08:31

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định giữ nguyên mức thuế giá trị gia tăng 10%, không nâng mức thuế lên 11% đến 12% như đề xuất trước đó.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Báo cáo trước Quốc hội tại phiên thảo luận sáng ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, để triển khai Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 25 của Quốc hội, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế về thu ngân sách mà một số định hướng của các luật.

Đáng chú ý, về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), ông Dũng cho biết, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia, các cơ quan giữ mức thuế phổ thông là 10%, không tăng thuế VAT lên 11% mức đến 12% như dự thảo ban đầu.

Đồng thời, kết cấu lại hàng hóa dịch vụ chịu thuế 0%, 5% và không chịu thuế, đảm bảo công bằng, đặc biệt hạn chế chính sách an sinh xã hội được lồng ghép trong chính sách thuế, làm mất tính trung lập của thuế.

Về thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, nghiên cứu theo hướng mở rộng các đối tượng, mở rộng cơ sở thu thuế, điều chỉnh mức thuế hợp lý, phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và định hướng tiêu dùng trong tình hình mới.

Về thuế tài sản, tiếp tục nghiên cứu theo hướng tạo công bằng xã hội và thêm cơ sở để quản lý xã hội cũng như định hướng thị trường, đảm bảo công khai minh bạch tài sản phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng và mục tiêu về tăng thêm cho ngân sách là một mục tiêu thứ yếu.

Thí điểm đánh thuế tài sản tại TP. HCM sẽ làm tăng giá nhà

Theo ông Dũng, một trong những mục tiêu của ngành là cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, người nộp thuế thông qua công tác tuyên truyền pháp luật về thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế, đẩy mạnh hoạt động của các trung gian tư vấn thuế.

Đồng thời, tăng cường hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kế toán, xác định đúng trọng tâm, đối tượng, địa bàn, lĩnh vực có rủi ro cao để tiến hành xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Năm 2016, cơ quan kiểm toán đã kiểm toán, kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 19.100 tỷ đồng, trong đó tăng thu các khoản thuế và phí, lệ phí là 3.600 tỷ đồng. Năm 2017, ngành tài chính đã thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý tài chính và phạt vi phạm hành chính trên 55.000 tỷ đồng, trong đó thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế là tăng thu ngân sách 19.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.800 tỷ đồng và giảm lỗ 37.600 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, riêng về quản lý thuế, mặc dù tỷ lệ nợ thuế hiện tại còn ở mức cao, trên 7% nhưng tình hình hiện đã có những chuyển biến rất tích cực. Nợ đọng thuế đã giảm cả về số tuyệt đối và tỉ lệ so với tổng thu ngân sách nhà nước. 

Trong đó số thuế nợ đọng giảm từ 81.970 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 73.100 tỷ đồng cuối năm 2017, tương ứng với giảm 10,8%, riêng số nợ thuế có khả năng thu hồi giảm từ 31.700 tỷ đồng xuống 26.000 tỷ đồng, tương ứng với số giảm là 18% và bằng khoảng 2,5% tổng thu ngân sách.

"Chúng tôi đang tích cực rà soát hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để trình Quốc hội cho xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi để đảm bảo phản ánh đúng thực chất số nợ thuế minh bạch trong quản lý thuế", Bộ trưởng nói thêm.

Trước đó, trong các đề xuất đưa ra giữa năm 2017 Bộ Tài chính từng muốn tăng thuế VAT các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế 5% lên 6%; nhóm mặt hàng dịch vụ thuế 10% lên 12% từ đầu năm 2019.

Đề xuất này của Bộ Tài chính đã vấp phải sự phản đối rất lớn của dư luận. Theo nhiều chuyên gia, nếu tăng thuế VAT sẽ gây tác động rất lớn đến kinh tế xã hội, đẩy gánh nặng thuế lên vai toàn dân, nhất là đối tượng người dân có thu nhập thấp.

Trao đổi với TheLEADERtại thời điểm đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng cho rằng, VAT là sắc thuế đánh trên tất cả những người tiêu dùng trong xã hội, kể cả người già và trẻ em, bởi hầu như sản phẩm nào người dân cũng phải mua trên thị trường và chịu thuế VAT.

Nếu sắc thuế này được thực thi, người bị thua thiệt nhất chính là đông đảo người dân - “nạn nhân” trực tiếp. Trong đó, người thu nhập thấp sẽ bị thua thiệt nặng nề nhất. Thuế VAT chỉ 2% thôi cũng đã là một mức tăng đáng kể so với thu nhập và chi tiêu của họ.

Thứ nữa là doanh nghiệp do không bán được hàng vì người dân cắt giảm tiêu dùng. Và sau cùng, việc tăng thuế VAT sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế, xã hội , bà Lan nhận định.

Nên tăng VAT hay tìm cách thu hàng chục ngàn tỷ nợ thuế?

Nên tăng VAT hay tìm cách thu hàng chục ngàn tỷ nợ thuế?

Tiêu điểm -  7 năm
Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng thuế VAT từ 10% hiện hành lên 12% như một giải pháp tăng thu ngân sách. Thực tế, vẫn có một nguồn tiền lớn lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mà ngành thuế xoay đủ cách vẫn chưa thu hồi được. Đó là tiền nợ thuế.
Nên tăng VAT hay tìm cách thu hàng chục ngàn tỷ nợ thuế?

Nên tăng VAT hay tìm cách thu hàng chục ngàn tỷ nợ thuế?

Tiêu điểm -  7 năm
Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng thuế VAT từ 10% hiện hành lên 12% như một giải pháp tăng thu ngân sách. Thực tế, vẫn có một nguồn tiền lớn lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mà ngành thuế xoay đủ cách vẫn chưa thu hồi được. Đó là tiền nợ thuế.
Bộ Tài chính vẫn quyết tăng thuế VAT nhưng đề xuất 'giãn lộ trình'

Bộ Tài chính vẫn quyết tăng thuế VAT nhưng đề xuất "giãn lộ trình"

Tiêu điểm -  6 năm

Trước nhiều ý kiến không đồng thuận với việc tăng thuế GTGT do lo ngại sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và hàng triệu người dân, vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất giãn lộ trình tăng thuế lên 11% từ 1/1/2019 và tăng lên mức 12% từ 1/1/2020.

VCCI: Tăng thuế VAT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo

VCCI: Tăng thuế VAT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo

Tiêu điểm -  7 năm

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, xét về tác động xã hội, việc tăng thuế GTGT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo, gây khó khăn hơn cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo và có thể kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội khác.

Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu

Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu

Tiêu điểm -  7 năm

Việc tăng thuế cần có lộ trình cụ thể, đồng thời những mặt hàng thiếu yếu cho sinh hoạt của người dân thì nên giữ nguyên mức thuế hiện tại.

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tiêu điểm -  7 năm

"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  12 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  15 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  17 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  17 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  17 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  17 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.