Các hãng hàng không tìm 'máy thở'

Trần Anh Thứ ba, 14/04/2020 - 17:06

Việc phải tiếp tục duy trì hoạt động trong khi gần như không có doanh thu khiến các hãng hàng không đối mặt với bài toán dòng tiền bị thâm hụt nghiêm trọng.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không trong nước yêu cầu chỉ được mở bán các chuyến bay cho giai đoạn từ 16/4/2020 đã được cấp phép.

Việc ra văn bản này của Cục Hàng không xuất phát từ việc một số hãng hàng không như Vietjet Air, Bamboo Airways đã đăng tải thông tin về việc khai thác bình thường trở lại các đường bay nội địa từ 16/4, sau khi hết thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Động thái của Vietjet Air và Bamboo Airways cho thấy các hãng hàng không rất sốt sắng mở lại đường bay sau 2 tuần gần như dừng hoạt động toàn bộ các đường bay trong nước và quốc tế.

Thậm chí, để kích cầu cho hành khách, cả hai hãng hàng không trên tung ra gói bay không giới hạn các chặng bay nội địa của Việt Nam trong vòng 6 tháng đến 1 năm với mức giá rất rẻ, chỉ từ 9 đến 17 triệu đồng.

Từ ngày 1/4, chỉ vài đường bay nội địa được hoạt động với số chuyến bay hạn chế mỗi ngày do Cục hàng không phân bổ. Hầu hết đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không. Riêng Vietnam Airlines cho biết gần 100 tàu bay trong phải dừng hoạt động.

Việc dừng bay khiến các hãng gần như không có doanh thu trong khi các chi phí hoạt động, chi phí thuê tàu bay vẫn phải thanh toán khiến các hãng hàng không đối mặt với ‘cơn khát’ dòng tiền trầm trọng.

Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước gửi đến Chính phủ cho biết Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, Vietnam Airlinescó lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt, doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp này tính đến ngày 20/3 đã lên tới 3.568 tỉ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. 

Trước những áp lực về tài chính nêu trên, Vietnam Airlines cho biết nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020 để đảm bảo thanh khoản.

Nhiều hãng hàng không quốc tế đang nỗ lực tìm biện pháp để cải thiện dòng tiền. Từ Lufthansa (Đức), Emirates (UAE) đến Singapore Airlines đều đang xúc tiến các khoản vay hàng tỷ USD, cầm cự trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có điểm dừng.

Tại Châu Á, AirAsia là hãng hàng không hiếm hoi tuyên bố không cắt giảm nhân sự nhưng giảm lương từ 15 – 75% tùy từng vị trí. Để có thể duy trì đội ngũ khổng lồ trong bối cảnh không có nguồn thu, AirAsia cần một lượng tiền khổng lồ. 

Ông Tony Fernandes, CEO của AirAsia kêu gọi hành khách đã đặt vé nhưng không thể bay do lệnh phong tỏa trên nhiều quốc gia đừng yêu cầu hoàn tiền. Thay vào đó, các hành khách có thể thay đổi ngày bay không giới hạn số lần trong vòng 1 năm tới.

Hiện Chính phủ Việt Nam cũng đang tìm cách gỡ khó cho các hãng hàng không. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị một số phương án hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hàng không.

Cụ thể, Bộ kiến nghị các chính sách áp dụng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hàng không: cho phép cơ quan, đơn vị được miễn giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách (thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không) cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/1 đến ngày 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.

Với các chính sách áp dụng chung cho các hãng hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn, có thể giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản phải đóng góp ngân sách.

Mặt khác, để các hãng hàng không có dòng tiền để duy trì hoạt động kinh doanh, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Chính phủ các bộ ngành khác xem xét kiến nghị của các hãng hàng không về việc hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng, thời hạn thanh toán.

Các hãng hàng không trong nước cũng cần hỗ trợ giảm giá các loại chi phí dịch vụ mặt đất như chi phí cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa, chi phí đậu, đỗ máy bay...

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 1/3/2020 đến 31/12/2020, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (ACV, VDO) và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không khác) thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác.

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm
Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành hàng không giữa dịch Covid-19 đã được kiến nghị như giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu hay giảm giá các dịch vụ khác.
Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm
Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành hàng không giữa dịch Covid-19 đã được kiến nghị như giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu hay giảm giá các dịch vụ khác.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  1 ngày

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Doanh nghiệp -  1 ngày

Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  3 ngày

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Doanh nghiệp -  4 ngày

Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  17 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  18 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  20 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  1 ngày

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  1 ngày

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  1 ngày

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.