Các quy hoạch và dự án ‘treo’ đang gây lãng phí nguồn lực

Nhật Hạ Thứ hai, 23/05/2022 - 18:52

Nhận định tình trạng quy hoạch ‘treo’, dự án ‘treo’ đang gây lãng phí nguồn lực, Ủy ban Tài chính, ngân sách kiến nghị Chính phủ xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh trình bày báo cáo thẩm tra tại kỳ họp Quốc hội ngày 23/5. Ảnh: Trang tin Quốc hội.

Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Phạm Thúy Chinh cho biết Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong điều hành kinh tế - xã hội, chú trọng cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, điều chỉnh linh hoạt chính sách thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập dự toán; khai thác diện tích dôi dư, chuyển mục đích sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tuy nhiên, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số tồn tại, hạn chế như công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chưa khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế qua nhiều năm.

Nhiều luật còn nợ văn bản quy định chi tiết, một số chính sách được Quốc hội ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan chậm ban hành quy định, hướng dẫn chi tiết.

Công tác lập, chấp hành dự toán còn hạn chế; tình trạng chưa phân bổ chi tiết vốn ngân sách trung ương, chưa phân bổ hết vốn ngân sách địa phương, giải ngân chậm nguồn vốn ODA chưa được khắc phục, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Tình trạng thất thu thuế do buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài, chậm được khắc phục; việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số còn nhiều bất cập.

Cùng với đó, việc đấu thầu mua sắm và mua sắm tập trung còn nhiều bất cập, như: quy trình, thủ tục đấu thầu phức tạp, gây lãng phí về thời gian, làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư, mua sắm; đấu thấu qua mạng đạt tỷ lệ thấp, chưa đảm bảo lộ trình; hiệu quả và kết quả tiết kiệm qua đấu thầu chưa được đánh giá đầy đủ; quy định về mua sắm tập trung còn nhiều bất cập.

Việc chậm triển khai và phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia gây lãng phí lớn về nguồn lực ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Việc lập, triển khai kế hoạch đầu tư công còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện phân bổ vốn, dẫn đến không đạt mục tiêu đề ra. Chưa linh hoạt, kịp thời trong việc rà soát, điều chuyển, bổ sung vốn cho những dự án giải ngân tốt, có nhu cầu vốn để hoàn thành.

Tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, Ủy ban Tài chính, ngân sách cho rằng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của nhiều bộ, ngành, địa phương rất chậm.

Tình trạng quy hoạch 'treo', dự án 'treo' và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, gây lãng phí nguồn lực.

Tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương, để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép… chưa được kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ cần phù hợp với đặc điểm của các cơ quan nhà nước và có sự điều chỉnh theo tình hình, nhiệm vụ; có chỉ tiêu định lượng cụ thể làm cơ sở đánh giá hiệu quả thực hành tiết kiệm.

Thứ hai, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý và sử dụng tài sản công, cổ phần hóa, quản lý hoạt động thương mại điện tử, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, khoáng sản, tài nguyên nước, rừng...

Rà soát, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, y tế, giáo dục…

Thứ ba, nâng cao năng lực phân tích dự báo tạo cơ sở vững chắc trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Chính phủ cần tiếp tục rà soát các khoản chi, đẩy nhanh lộ trình giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.

Thứ tư, quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quan trọng quốc gia.

“Không phân bổ vốn cho những dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện phân bổ vốn; Kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm giải ngân để bổ sung vốn cho những dự án giải ngân tốt, có nhu cầu vốn”, bà Chinh nhấn mạnh.

Thứ năm, Chính phủ cần xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích, hàng năm báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện.

Đồng thời có giải pháp khắc phục các bất cập trong chuyển đổi số, quản lý, sử dụng tài nguyên số, băng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, cơ sở dữ liệu...

Thứ sáu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức thực thi công vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước.

Đẩy nhanh cơ cấu tổ chức bên trong của các bộ, ngành, theo hướng giảm đầu mối, rõ về chức năng, nhiệm vụ; kiên quyết xử lý sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ, công chức. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thủ tục, phiền hà và mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch Bita's: Gỡ nút thắt quy hoạch treo kéo dài nhiều năm nay tại TP. HCM

Chủ tịch Bita's: Gỡ nút thắt quy hoạch treo kéo dài nhiều năm nay tại TP. HCM

Tiêu điểm -  7 năm
"Những nơi được quy hoạch là công viên, bệnh viện, đường mở rộng… nhưng để đó bao năm chưa thấy khởi động, làm cho rất nhiều doanh nghiệp, bà con nông dân đã từng mua đất để mở rộng sản xuất, phát triển nông nghiệp lúng túng không biết phải làm sao”
Chủ tịch Bita's: Gỡ nút thắt quy hoạch treo kéo dài nhiều năm nay tại TP. HCM

Chủ tịch Bita's: Gỡ nút thắt quy hoạch treo kéo dài nhiều năm nay tại TP. HCM

Tiêu điểm -  7 năm
"Những nơi được quy hoạch là công viên, bệnh viện, đường mở rộng… nhưng để đó bao năm chưa thấy khởi động, làm cho rất nhiều doanh nghiệp, bà con nông dân đã từng mua đất để mở rộng sản xuất, phát triển nông nghiệp lúng túng không biết phải làm sao”
Lâm Đồng lãng phí đất đai vì quy hoạch treo

Lâm Đồng lãng phí đất đai vì quy hoạch treo

Tiêu điểm -  3 năm

Trước thực trạng hàng chục đồ án quy hoạch kéo dài nhiều năm chưa được triển khai, tỉnh Lâm Đồng đang kiểm tra, rà soát và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm khi không tái chế rác thải nhựa

Lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm khi không tái chế rác thải nhựa

Phát triển bền vững -  3 năm

Quản lý nhựa đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, giúp nhân rộng nỗ lực tái chế cùng các nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tuần hoàn nhựa, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.

Để không lãng phí một mũi vaccine nào

Để không lãng phí một mũi vaccine nào

Leader talk -  3 năm

Làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình nguy cấp của đại dịch Covid-19.

2 tỷ đô xây đường bộ ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Lãng phí và chưa cần thiết!

2 tỷ đô xây đường bộ ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Lãng phí và chưa cần thiết!

Tiêu điểm -  4 năm

Theo nhiều chuyên gia, dự án xây dựng đường ven biển cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nguồn vốn vay ODA có thể sẽ không đem lại lợi ích kinh tế đáng kể.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  8 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  9 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  4 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  7 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  7 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.