Doanh nghiệp
Capella Holdings đứng sau công ty tiếp quản lâu đài của Khaisilk
Được đổi tên từ Công ty Địa ốc Bên Thành, Capella Holdings hiện nay là một doanh nghiệp kinh doanh quán bar, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới cao cấp tại TP.HCM.
Chloe Hospitality, một thương hiệu mới xuất hiện tại TP.HCM đã công bố tiếp quản lâu đài Tajmasago và tòa nhà Cham Charm của Khaisilk để vận hành với tên Chloe Gallery.
Đây là 2 bất động sản rất nổi tiếng gắn lền với tên tuổi doanh nhân Hoàng Khải (Khải Silk). Tòa lâu đài màu trắng Tajmasago trị giá 15 triệu USD nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Tòa nhà Cham Charm tọa lạc tại số 2 Phạm Văn Chương, P. Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, TP.HCM được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk. Tổng mức đầu tư 2 tài sản này ước tính vào khoảng 30 triệu USD.
Kể từ vụ scandal bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam, hầu hết các cửa hàng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nhân Hoàng Khải đều hoạt động cầm chừng, trong đó bao gồm cả TajmaSago và Cham Charm.
Sau khi tiếp quản 2 bất động sản này, Chloe Gallery sẽ cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như ẩm thực cho những sự kiện của giới kinh doanh, từ hội nghị, chiêu đãi, yến tiệc, du thuyền trên sông… đến trình diễn sản phẩm.

Dù mang cái tên khá “Tây”, song Chloe Hospitality thực chất là một công ty Việt Nam. Công ty TNHH Chloe Hospitality mới được thành lập ngày 6/9/2018, có trụ sở tại 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM. Ngành nghề chính của công ty là kinh doanh bất động sản.
Công ty có vốn điều lệ 36 tỷ đồng và thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần địa ốc Bến Thành. Địa ốc Bến Thành không phải là cái tên xa lạ, khi từng là doanh nghiệp đại chúng rồi sau đó bất ngờ hủy đại chúng và đổi tên thành Capella Holdings.
Tại TP.HCM, Capella Holdings tập trung 3 lĩnh vực chính là trung tâm tiệc cưới – nhà hàng – giải trí. Công ty đang sở hữu các thương hiệu nổi tiếng gồm: Chill Sky Bar, Air 360 Sky Bar; Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới Riverside Palace, Claris Palace, Capella Park View, Capella Gallery Hall.
Ngoài phát triển hệ thống F&B, Capella Holdings vẫn còn tham gia trong ngành bất động sản với cao ốc The One Saigon, ngành bán lẻ tiêu dùng, y tế, giáo dục, nông nghiệp kỹ thuật cao với mục tiêu trở thành một tập đoàn phát triển đa ngành.
Năm 2017, doanh thu của Capella Holdings đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 42% so với năm 2016. Công ty lãi ròng 34 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ. Công ty đánh giá, việc doanh thu có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước là nhờ chiến lược xoay trục phát triển lợi ích cốt lõi từ bất động sản sang lĩnh vực F&B.
Năm 2018, Capella Holdings đánh giá đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi tái cơ cấu kinh doanh sang lĩnh vực mới. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 981 tỷ đồng và lãi sau thuế 62 tỷ đồng, giữ được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực nhà hàng – tiệc cưới tại TP.HCM và đẩy dần mạng lưới ra các tỉnh thành phố lân cận.
Mặc dù vậy, ban quản trị công ty cho biết, việc tìm kiếm những địa điểm tốt phù hợp cho việc phát triển 3 lĩnh vực chính vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Việc Capella Holding quyết định thâu tóm 2 bất động sản nổi tiếng của Khải Silk có lẽ là một bước tiến mới của tập đoàn này để củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cốt lõi.
Chloe Hospitality đầu tư vận hành lâu đài Tajmasago và nhà hàng Cham Charm của Khaisilk
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.