Chốt phương án đầu tư đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội

Nhật Hạ Thứ tư, 26/01/2022 - 18:12

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư hỗn hợp được chia tách thành 3 dự án thành phần.

Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội là tuyến vành đai giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng thuộc vùng Thủ đô và được khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc để kết nối các cao tốc, quốc lộ hướng tâm, tạo hệ thống phát triển hiệu quả.

Dựán có chiều dài 112,8 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án qua địa phận 3 tỉnh, thành phố, cụ thể đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông; đi qua 4 huyện của Hưng Yên: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm; qua địa phận tỉnh Bắc Ninh (huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh).

Dự án đã có trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc triển khai dự án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc.

Chốt phương án đầu tư đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và TP. Hà Nội

Tại thông báo mới nhất từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng thống nhất với đánh giá của các bộ, cơ quan về tính cấp thiết và cấp bách phải đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt là trong việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới, khai thác hiệu quả quỹ đất của Thủ đô và các địa phương trong khu vực; nâng cao kết nối vùng, gắn kết để phát huy hiệu quả các tuyến cao tốc hướng tâm hiện hữu; giảm thiểu thiệt hại, chi phí xã hội do ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các địa phương…

Do đó, “UBND TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, các bộ và cơ quan liên quan rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, thời gian tới cần tập trung cao độ hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định để trình Chính phủ xem xét thông qua chậm nhất ngày 10/3/2022, bảo đảm kịp trình Bộ Chính trị, Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trước ngày 20/3/2022”, Thủ tướng chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cơ bản thống nhất về hình thức đầu tư, các cơ chế chính sách đặc thù để bảo đảm tính khả thi của dự án.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư hỗn hợp được chia tách thành 3 dự án thành phần.

Trong đó dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư và dự án đầu tư xây dựng đường đô thị, đường song hành thực hiện theo hình thức đầu tư công (cơ cấu hợp lý, khả thi giữa vốn Trung ương và vốn địa phương); Còn dự án đầu tư đường cao tốc theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT) trong đó tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư.

Ngoài ra, dự án có một số cơ chế đặc thù tương tự như đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua trong tháng này; không kiến nghị cơ chế chuyển đổi hình thức đầu tư.

Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam

UBND TP. Hà Nội được giao xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai các công việc bảo đảm đúng trình tự, thủ tục; phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các cơ quan rà soát lại suất đầu tư, thuyết trình rõ sự chênh lệch giá thành, suất đầu tư… so với các tuyến cao tốc khác; rà soát phạm vi giải phóng mặt bằng (đất lúa, đất nông nghiệp, đất dân cư…) bảo đảm sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay Tổ công tác Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội là Tổ trưởng Tổ công tác; thành viên gồm lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và các bộ, ngành liên quan.

Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, thống nhất kế hoạch triển khai chi tiết, cụ thể bảo đảm tiến độ báo cáo Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 4/2022; rà soát kỹ lưỡng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, khả thi, tuân thủ quy định pháp luật tránh lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Tổ công tác có trách nhiệm rà soát kỹ các loại đơn giá và phân tích, giải trình rõ lý do tại sao suất đầu tư 1 km đường của dự án cao; rà soát kỹ lưỡng hướng tuyến, quy mô đầu tư (trong đó nghiên cứu giảm số lượng nút giao cho phù hợp với tính chất cao tốc đô thị) để không lãng phí và hiệu quả; nghiên cứu, đề xuất tỷ lệ vốn hợp lý giữa trung ương, địa phương và các cơ chế, chính sách cần thiết, khả thi để triển khai dự án nhanh nhất có thể, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội bảo đảm tính khả thi, tiến độ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.

Chốt phương án đầu tư đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội 2
Dự án đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội được kỳ vọng tạo diện mạo hạ tầng giao thông mới Hà Nội và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng trong 5 – 10 năm tới. Ảnh minh họa

Theo nội dung Tờ trình Chính phủ của UBND TP. Hà Nội vào đầu tháng 1/2022 đăng trên tờ An ninh Thủ đô, dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đã được Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi. Trong đó, Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư lập đề xuất dự án.

Tiến độ thực hiện mà UBND TP Hà Nội đề xuất là chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, hoàn thành công trình vào năm 2028. Nhu cầu sử dụng đất ước tính khoảng 1.466 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 918 ha. 

Sơ bộ tổng mức đầu tư trong giai đoạn phân kỳ là 95.425 tỷ đồng, bao gồm nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2021 – 2025 là 34.806 tỷ đồng; nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2026 – 2030 là 28.225 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư PPP là 29.391 tỷ đồng (bằng 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP, bằng 31% tổng mức đầu tư dự án tổng thể); lãi vay là 3.003 tỷ đồng.

3 dự án thành phần gồm giải phóng mặt bằng (theo quy mô quy hoạch bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường 2 bên, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia, tổng mức đầu tư 24.242 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bằng vốn đầu tư công; Dự án công tác xây dựng đường 2 bên, tổng mức đầu tư 9.399 tỷ đồng, dự kiến đầu tư vốn đầu tư công; Dự án đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư 61.784 tỷ đồng.

Hiện dự án đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn như Vingroup, Him Lam, T&T, Phương Thành, Geleximco…

Theo quy hoạch, đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên, các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ cho đường sắt vành đai.

Tổng chiều rộng mặt cắt ngang đoạn thông thường là 120m, đoạn đi ra ngoài đê sông Đáy hiện hữu có tổng chiều rộng mặt cắt ngang 135m; một số vị trí đặc biệt đi qua khu đô thị, khu công nghiệp khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể thu hẹp phần dải dự trữ.

Trong giai đoạn phân kỳ, dự án có mặt cắt ngang 4 làn xe cao tốc và hệ thống đường đô thị, đường song hành; bề rộng nền đường cao tốc đi bằng là 17m, đi trên cao là 17,5m; bề rộng nền đường song hành mỗi bên là 12m.

Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM

Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM

Tiêu điểm -  2 năm
Dự án Vành đai 3 và 4 TP.HCM sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù tương tự như các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông vừa được Quốc hội thông qua.
Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM

Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM

Tiêu điểm -  2 năm
Dự án Vành đai 3 và 4 TP.HCM sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù tương tự như các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông vừa được Quốc hội thông qua.
Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam

Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Tuyến cao tốc được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công, tổng vốn 146.990 tỷ đồng.

Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Tiêu điểm -  2 năm

Dự án này được chia làm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, triển khai theo hình thức đầu tư công từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng gần 147.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vận hành đường cao tốc điêu đứng vì giãn cách

Doanh nghiệp vận hành đường cao tốc điêu đứng vì giãn cách

Doanh nghiệp -  3 năm

Với hoạt động thu phí giao thông, CII đã thực hiện dừng thu phí theo đúng yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc dừng thu phí tuy không ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án BOT trong dài hạn nhưng ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng giảm đến doanh thu và lợi nhuận CII trong năm tài chính 2021.

Đến năm 2030 sẽ đưa vào khai thác hơn 5.000km đường cao tốc

Đến năm 2030 sẽ đưa vào khai thác hơn 5.000km đường cao tốc

Tiêu điểm -  3 năm

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng ký ban hành.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  58 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.