Tạo giá trị từ kinh tế tuần hoàn
Động cơ thực hiện bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn nằm ở bài toán làm thế nào để tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực từ mô hình này.
Giai đoạn 2022 – 2026, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ áp dụng 6 mục tiêu kinh tế tuần hoàn tại huyện Côn Đảo như giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, cải thiện đời sống người dân.
6 mục tiêu này được triển khai theo đề án "Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2026", bao gồm không rác thải nhựa, tăng tỷ lệ tái chế chất thải rắn lên 10 – 12%; tăng tỷ lệ tiết kiệm và tuần hoàn nước; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; tăng cường sử dụng xe điện; bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là rừng và san hô; thực hành du lịch tuần hoàn và giáo dục nhận thức về kinh tế tuần hoàn.
Dưới sự tư vấn của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), một số giải pháp sẽ được Côn Đảo triển khai có thể kể đến như sử dụng chất thải hữu cơ làm phân bón; chế biến sản phẩm có giá trị thương mại từ phụ phẩm nông nghiệp; khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biến; tái chế rác thải; sử dụng hiệu quả tài nguyên trong sản xuất…
Mặt khác, Côn Đảo thực hiện nghiêm ngặt chính sách không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong đời sống cũng như hoạt động du lịch. Các chương trình bảo vệ tài nguyên, bảo vệ sinh vật dưới nưới và trên đất liền cũng được triển khai.
Lý giải về quyết định thí điểm kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo, theo chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mô hình tuyến tính tại địa phương không còn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Các hoạt động kinh tế đem lại giá trị cho tỉnh như du lịch, khai khoáng… bộc lộ ra nhiều vấn đề, tác động tiêu cực tới môi trường, hệ sinh thái cũng như đời sống người dân.
Côn Đảo cũng đang vướng phải những thách thức riêng. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng ICED, Côn Đảo gặp khó khăn về phát triển nông nghiệp, công nghiệp do phải phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ đất liền. Tình trạng thiếu điện, thiếu nước ngọt, môi trường bị ô nhiễm từ du lịch… ngày càng trở nên trầm trọng khi lượng du khách đến với Côn Đảo tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của huyện đảo này.
Tuy nhiên, huyện Côn Đảo, với nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái phong phú, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, rất có tiềm năng phát triển dịch vụ sinh thái. Côn Đảo cũng là điểm đến du lịch đa giá trị, không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là những di tích lịch sử cách mạng hay điểm du lịch tâm linh.
Huyện Côn Đảo cũng rất thích hợp để thí điểm kinh tế tuần hoàn do quy mô dân số vừa phải, còn nhiều dư địa để triển khai các dự án. Qua khảo sát, người dân Côn Đảo cũng tỏ ra rất hợp tác với quyết sách bền vững của chính quyền địa phương.
Nhận thấy tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn khi ứng dụng tại huyện Côn Đảo, chính quyền Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định lựa chọn huyện Côn Đảo tiên phong với mô hình thí điểm kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh việc hóa giải thách thức của huyện Côn Đảo, mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được kỳ vọng sẽ chứng minh được hiệu quả và nhân rộng ra toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Động cơ thực hiện bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn nằm ở bài toán làm thế nào để tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực từ mô hình này.
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.