Khởi nghiệp
Công ty fintech Việt Nam chờ cơ chế sandbox
Cơ chế sandbox đang được các công ty fintech trông chờ thử nghiệp trong bối cảnh các loại hình lừa đảo, phạm pháp trong lĩnh vực ngày càng phổ biến.
Trong Quyết định số 283/QĐ-TTg ban hành phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng quy định thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin.
Để thực hiện mục tiêu trên, trong Đề án, Thủ tướng đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, trong đó, xây dựng khung quy định thử nghiệm cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên Internet.
Với lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính), sandbox sẽ là cơ chế thử nghiệm được thiết lập bởi các cơ quan quản lý, trong đó, cho phép các công ty khởi nghiệp và các tổ chức đổi mới sáng tạo khác được thực hiện thử nghiệm trực tiếp các dịch vụ trong môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý.
Hơn ai hết, các công ty fintech Việt Nam đang tha thiết, mong mỏi cơ quan quản lý sớm ban hành khung pháp lý thử nghiệm. Song sớm nhất, phải giữa năm sau, cơ chế thử nghiệm chính thức cho sandbox mới có thể xuất hiện.
Thực tế, sự phát triển với tốc độ tên lửa của công nghệ đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới chưa từng có tiền lệ, chưa có quy định pháp lý để điều chỉnh (ví dụ mô hình P2P lending, chuyển tiền xuyên biên giới, quản lý tài chính cá nhân…).
Tất cả doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực này đều hoạt động cầm chừng giữa hai lằn ranh sáng tối. Khoảng trống pháp lý này đang gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường, cho người dùng và dĩ nhiên là cho cả doanh nghiệp.
Phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo NHNN, sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của fintech đã khiến các cơ quan quản lí của các quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công tác quản lí, giám sát do những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân...
Do đó, nhiệm vụ đặt ra với các cơ quan quản lí là phải đảm bảo đồng thời mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN), đánh giá rằng fintech xuất hiện đã mang lại nhiều sự thay đổi.
"Trước hết là mang đến thay đổi lớn về hành vi người tiêu dùng tài chính. Khách hàng được hưởng nhiều tiện ích hơn từ dịch vụ tài chính, kể cả tư vấn, chăm sóc tự động. Tuy nhiên, khách hàng sẽ đối mặt với rủi ro mới như lộ lọt thông tin cá nhân, bị hack tài khoản, mất tiền...", ông Hòe cho biết.
Mặt khác, ông cũng chỉ ra rằng fintech tạo ra thách thức và thay đổi lớn về pháp lý trong ngành dịch vụ tài chính, mang lại thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội hợp tác kinh doanh với các ngân hàng thương mại, thúc đẩy phát triển đa kênh và sản phẩm và dịch vụ tài chính cung ứng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, fintech cũng mang lại thách thức về tư duy chính sách. "Sáng tạo mới, mô hình kinh doanh mới, kênh cung ứng mới sáng tạo đòi hỏi khung pháp lý mới, trước mắt là Sandbox và rất nhiều vấn đề pháp lý phải thay đổi", ông Hòe nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech, việc thiếu cơ chế sandbox trong lĩnh vực fintech sẽ gây ra những hệ lụy cho xã hội. Bởi sandbox là cơ chế mà các startup có thể vịn vào, phát minh ra các ứng dụng mới. Ngoài ra, sandbox càng sớm được thử nghiệm thì lại càng mở ra nhiều ngành công nghiệp mới.
Bên cạnh đó, ông cho rằng các cơ quan chức năng cần ưu tiên các doanh nghiệp thuần Việt, ưu tiên đưa ra các chính sách bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
"Tôi mong rằng cơ chế pháp lý thí điểm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng sẽ sớm được triển khai, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của startup, hướng đến mục tiêu phổ cập tài chính toàn diện cho quốc gia", ông Bình nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, cho rằng fintech còn gặp nhiều rủi ro và thách thức, trước hết là vấn đề pháp lý, chính sách và văn hóa. Trong đó cơ chế, chính sách hay thay đổi, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán.
Bên cạnh đó, quy định về hoạt động fintech, dạng sandbox, chưa được ban hành lại thiếu các tiêu chuẩn, chuẩn mực chung. Dưới góc độ của doanh nghiệp, cơ chế sandbox cũng đang trông chờ được thử nghiệp trong bối cảnh các loại hình lừa đảo, phạm pháp đang ảnh hưởng tới các fintech chân chính.
Mặt trận 'nóng' nhất giữa các startup fintech Việt Nam
Đam mê liệu có đủ để khởi nghiệp thành công?
Thành công được ví như một tảng băng trôi. Chúng ta chỉ nhìn thấy được 10% bề nổi của tảng băng ấy, nhưng 90% còn lại mới thực sự là những gì làm nên nó.
Startup bất động sản Homebase nhận đầu tư triệu USD
Trước đó, Homebase nhận vốn vòng pre-seed từ 2 quỹ đầu tư Singapore là Antler và Iterative VC, cùng một số nhà đầu tư thiên thần khác.
9 năm chặng đường phát triển Appota và hành trang bước sang thập kỉ mới
Không chỉ có các câu chuyện về chiến lược kinh doanh, mà ở “bộ tộc” Appota văn hóa cũng là điều rất thú vị. Chẳng hạn là người Appota sẽ được “bao” ăn sáng, ăn chiều. Appota không có sếp chỉ có leader, COO và CEO Appota cũng chưa bao giờ có phòng làm việc riêng.
Tiềm năng startup gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, gọi vốn cộng đồng mới manh nha từ năm 2013 và đến nay đã được phổ biến hơn. Tuy nhiên, rào cản lớn đối với sự phát triển hoạt động gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam là nhận thức của xã hội còn chưa cao, người dân còn thiếu sự tin tưởng vào các dự án khởi nghiệp hay kinh doanh.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực