Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Sau cuộc đua giá FIT, hàng nghìn dự án điện lại chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để được lựa chọn vào danh sách ưu tiên triển khai.
Báo cáo với Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Công thương cho biết, đề án kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến cấp độ dự án đối với khoảng hơn 1.019 công trình nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện với 67 dự án nguồn và 952 dự án lưới điện truyền tải, đã phân kỳ đầu tư đến 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện nhỏ không phân đến cấp độ dự án. Nguyên nhân của việc này là do thiếu cơ sở xếp hạng dự án ưu tiên. Trong đó, 2 tiêu chí quan trọng chưa xác định được là tình trạng pháp lý dự án, phù hợp quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; giá điện, hiệu quả kinh tế.
Riêng số lượng dự án năng lượng tái tạo cần đánh giá rất lớn với quy mô công suất đa dạng. Theo số liệu cung cấp của các địa phương để lập kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, có tới hơn 2.000 dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ được đề xuất. Trong đó, có nhiều dự án còn chưa xác định được vị trí nên chưa biết phương án đấu nối vào lưới điện.
Ở diễn biến khác, các dự án thủy điện đã vận hành và bổ sung quy hoạch cũng ghi nhận tình trạng vượt tổng công suất tới năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII.
Theo thống kê, tổng công suất các dự án thủy điện đã vận hành, bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh tới năm 2030 đạt khoảng 30.680MW. Trong khi đó, tổng công suất các nguồn thủy điện tới năm 2030 được duyệt tại Quy hoạch điện VIII là khoảng 29.350MW.
Bộ Công thương cho biết, do thiếu các thông tin như quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đảm bảo môi trường, giá thành điện năng… nên không xác định được chi tiết các dự án cần đẩy lùi tiến độ để đảm bảo đáp ứng cơ cấu nguồn điện được duyệt tại Quy hoạch điện VIII.
Vì vậy, theo Bộ Công thương, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ chỉ xác định tổng công suất thủy điện nhỏ tới cấp tỉnh.
Đối với các dự án điện đã được phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư, hiện có 23 dự án và phần dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 2.360MW. Đối chiếu Quyết định 500 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các trường hợp này sẽ được xem xét tiến độ cụ thể trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định.
Tuy nhiên, Viện Năng lượng - đơn vị được Bộ Công thương giao lập kế hoạch thực hiện - cho biết không có khả năng thực hiện nội dung trên. Nguyên nhân, theo tính toán cơ cấu nguồn điện của đề án quy hoạch điện VIII, tổng công suất các dự án có khả năng đưa vào là 1.500MW (so với 2.360MW tổng công suất 23 dự án/phần dự án điện mặt trời).
Ngoài ra, viện này giải thích, vì không đủ thời gian, thông tin, số liệu, một số tiêu chí như quy định pháp luật về quy hoạch, pháp luật đầu tư, hiệu quả kinh tế, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý… chưa thể xác định được nên không đủ cơ sở để định rõ tiến độ của các dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư cũng như các dự án điện mặt trời mới.
Do đó, tư vấn lập kế hoạch đề xuất UBND các tỉnh tổng hợp xếp hạng dự án, báo cáo Bộ Công thương và Chính phủ nhằm lựa chọn được các dự án để phát triển, đáp ứng tiêu chí tại quyết định 500 của Thủ tướng, đảm bảo tối ưu tổng thể theo Quy hoạch điện VIII.
Từ đây, căn cứ vào quy mô phát triển của từng vùng và xếp hạng dự án của địa phương, Thủ tướng hoặc Bộ Công thương là đơn vị được ủy quyền, tổng hợp và thông báo danh mục dự án được triển khai cho các địa phương, làm cơ sở để các tỉnh kêu gọi đầu tư, tổ chức lựa chọn dự án, giao chủ đầu tư.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.