Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Có đường bờ biển dài, hiện cả nước có khoảng hơn 100 nghìn tàu thuyền đánh bắt hải sản các loại, là nguồn phát thải một lượng lớn rác nhựa ra đại dương, gây ô nhiễm môi trường.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng kinh tế biển to lớn. Trong đó, ngành thủy hải sản là một trong 6 ngành kinh tế biển đóng vai trò then chốt, được xác định rõ ràng tại hiến lược phát triển các ngành kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Tính riêng năm 2020, sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 3,85 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngành thủy hải sản, đặc biệt là hoạt động đánh bắt ngoài khơi là nguồn rác thải nhựa ra đại dương lớn. Theo ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, khảo sát riêng tại cảng Quy Nhơn cho thấy, hàng ngày khoảng 10 nghìn tàu cá đi biển, mang theo lượng lớn nhựa, ni lông đựng nước uống, thức ăn. Lượng nhựa và ni lông này chưa từng được đem trở về đất liền.
Đó là chưa kể những rác thải nhựa phát sinh từ ngư cụ hay dùng để bảo quản sản phẩm sau đánh bắt. Ông Lai cho biết, những loại rác thải nhựa chìm xuống đại dương, không chỉ gây hại cho cá, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy hải sản, mà còn gây nguy hiểm cho chính người sử dụng thực phẩm từ thủy hải sản.
Bà Vũ Thị Hồng Ngân, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản đưa ra kết quả khảo sát, cho biết với khoảng 101 nghìn tàu đánh cá lớn nhỏ các loại, lượng rác nhựa thải ra đại dương trung bình mỗi năm khoảng 12 – 17 nghìn tấn mỗi năm, đóng góp lớn vào việc đưa Việt Nam lọt top những quốc gia xả nhiều rác nhựa ra đại dương nhất trên thế giới.
Thực tế, nhiều mô hình thu gom, xử lý rác nhựa ven biển, kiểm soát nhựa từ tàu cá được triển khai tại Phú Quốc, Cù Lao Chàm, Quảng Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng… đã cho thấy kết quả. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn bộc lộ trong việc quản lý, kiểm soát chất thải nhựa của ngành thủy sản.
Trong đó phải kể đến lỗ hổng về pháp luật, dẫn đến việc có các quy định nhưng thực thi không nghiêm túc. Mặt khác, nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, vẫn mang tâm lý “vứt xuống biển là xong”.
Quy mô nhỏ lẻ, manh mún của ngành thủy hải sản cũng là rào cản để thực hiện thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đồng thời thiếu đi công nghệ, quy trình kỹ thuật hiệu quả để thu gom và xử lý hiệu quả rác nhựa.
Đại diện ngành thủy sản, bà Ngân kiến nghị, vẫn nạn rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa phát sinh từ đánh bắt thủy sản nói riêng là vấn đề nhức nhối, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ việc rà soát cho tới hoàn thiện văn bản pháp luật, phân cấp giám sát, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân.
Mặt khác, cần thiết có những mô hình, quy trình quản lý rác thải nhựa có hiệu quả, đánh giá, tổng kết hoạt động xả thải để làm cơ sở điều chỉnh chính sách theo hướng thực tiễn nhất.
Đồng quan điểm với bà Ngân, đâị diện Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đề xuất cần có biện pháp mạnh tay và kiên quyết để xử lý tình trạng xả thải bừa bãi. Song song với đó, cần có giải pháp cho việc chứa rác thải trên tàu biển, biện pháp khuyến khích, động viên ngư dân thu gom rác thải để hình thành thói quen.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.