Đâu là lý do kinh tế Việt Nam phục hồi chậm?

An Chi Thứ tư, 01/12/2021 - 09:41

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, các chính sách phục hồi nền kinh tế đặc biệt là chính sách tài chính, tài khóa còn khá lúng túng.

Việt Nam là một trong những nước phục hồi chậm nhất trên thế giới

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất chậm theo hình chữ U

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, trong đại dịch, Việt Nam là một trong những nước phục hồi chậm nhất. 

Nếu như các nước trên thế giới coi dịch bệnh này là tai nạn chứ không phải là một cuộc khủng hoảng cấu trúc. Do đó, nền kinh tế xuống rất nhanh và phục hồi cũng rất nhanh theo hình chữ V. Trong khi đó, quá trình phục hồi của Việt Nam có vẻ như đang là chữ U chứ không phải chữ V.

Ông Nghĩa cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh ở Việt Nam có cả vấn đề về cấu trúc chứ không đơn thuần là khủng hoảng y tế. 

"Các chính sách phục hồi kinh tế cần tránh kéo ngân hàng vào cuộc"
TS. Lê Xuân Nghĩa

Một trong những nguyên nhân dẫn đến phục hồi kinh tế chậm theo ông Nghĩa là do Việt Nam rất chần chừ trong việc đưa ra các gói kích thích để phục hồi nhanh. Hầu hết biện pháp hỗ trợ hiện nay mới là các gói gián tiếp mang tính giãn, hoãn, chưa tới 1% GDP.

"Chính sách có vẻ lúng túng, chính sách tài khóa 2021 không có mục nào là chống Covid-19. Cả giai đoạn tới đây cũng không có mục nào là tài chính dành cho Covid, mà chỉ dùng ngân sách dự phòng để xử lý. Điều đó cho thấy chúng ta không có quy định nào rõ ràng về tình trạng khẩn cấp của thảm họa như các nước khác. Cơ quan hành pháp của Việt Nam không có đủ quyền lực để điều hành như trong tình trạng khẩn cấp", ông Nghĩa nhận định. 

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng, Covid-19 là cuộc khủng hoảng chưa bao giờ xảy ra với thế giới và Việt Nam.

Đối phó với cuộc khủng hoảng này, ngay từ năm 2020 các nước đã tung ra những gói rất mạnh, trong khi, Việt Nam còn rất rụt rè. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro của đại dịch còn rất lớn, những biện pháp đưa ra nếu không tính toán đến yếu tố dịch tễ thì rất khó.

Việt Nam sử dụng chính sách tiền tệ nhiều hơn các nước, trong khi chính sách tài khóa còn khiêm tốn. Chính sách tài khóa cần được có vai trò lớn trong thời gian tới. Việt Nam nên cân nhắc chấp nhận tăng nợ công và tăng bội chi, tất nhiên là cần thiết lập kỷ luật tài khóa trong trung và dài hạn.

Về chính sách tiền tệ, Việt Nam sử dụng tương đối nhiều dư địa của chính sách này và đến ngưỡng phải cân nhắc về sự an toàn, ông Cường dự báo đã khoảng 7%. Trong khi đó, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, nếu tiếp tục gây áp lực thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Không nên đẩy rủi ro cho các ngân hàng thương mại

Khuyến nghị của ADB là chính sách tài khóa sẽ là trụ cột chính, bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ. Theo ADB và các tổ chức khác, các chính sách tài khóa của Việt Nam mới hỗ trợ khoảng 2% GDP, là mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy nó hoàn toàn có dư địa để tăng lên. Tuy nhiên, quan trọng hơn là hiệu quả, nếu không thực hiện nhanh thì về mặt số lượng cũng không có ý nghĩa nhiều.

Đưa ra giải pháp giúp phục hồi nền kinh tế, tại tọa đàm “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế”, ông Nghĩa cho rằng, trong các cuộc khủng hoảng, không nên kéo ngân hàng vào cuộc. 

Ông Nghĩa khuyến nghị nên tránh việc đưa ra gói kích thích tài trợ lãi suất như năm 2009. Nó đã làm tốc độ tăng trưởng tăng lên rất cao, kéo theo lạm phát, đây là cách làm không đạt hiệu quả như mong muốn. 

Do đó, chính sách hỗ trợ phải kiên quyết đạt được các nguyên tắc. 

Một là không kéo các ngân hàng thương mại vào cuộc. Các doanh nghiệp vay đúng chuẩn mực hiện nay, doanh nghiệp nào có nhu cầu tài trợ thì đến Bộ Tài chính, chứ không cấn trừ ngay vào lãi suất của hệ thống ngân hàng, làm méo mó, khoản cho vay đắt, khoản cho vay rẻ, đó là điều tối kị.

Gói kích thích kinh tế phải đủ lớn và khẩn trương

Hai là không kéo dài kế toán kiểm toán và xử lý tài chính. Ba là không ảnh hưởng gì đến méo mó lãi suất thị trường. Bốn là không đẩy ngân hàng thương mại vào rủi ro có thể có.

Đây cũng là cách làm giúp kiểm soát lạm phát. Hiện nay, các ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến tăng lãi suất, trong khi đó Việt Nam lại giảm, điều này phải cân nhắc, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Thực tế trên thế giới cho thấy, các nước như Mỹ và Trung Quốc đã rơi vào 2 lạm phát. Một là lạm phát chi phí đẩy (do thiếu cung), hai là do kích thích từ rất sớm, cách đây 2 năm dẫn tới lạm phát cầu kéo, tức là số tiền bỏ ra cách đây 2 năm giờ phát huy tác dụng.

"Người ta hi vọng giảm phát này có thể giảm xuống vì khi cung tăng lên, giá cả sẽ giảm đi nhưng tôi không nghĩ như vậy. Vì số lượng tiền các Chính phủ in ra lần này cực lớn, chưa từng có trong lịch sử. Đó là rủi ro lạm phát cầu kéo trong tương lai, có thể dẫn đến chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ, ngoài ra còn là rủi ro về tỷ giá", ông Nghĩa phân tích.

Đây chính là bài học cho Việt Nam, sắp tới, Chính phủ nên có các gói giãn hoãn, giảm bớt liều lượng, kể cả thuế, lãi suất, phí, phân loại nợ… Đồng thời cho phép ngân hàng thương mại trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Hiện nhiều ngân hàng thương mại đang ghi nhận lãi cao đến mức họ phát sợ.

Đặc biệt là trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng lợi nhuận một số ngân hàng có thể lên hàng trăm %. Đó là điều không nên vui mừng, không bình thường và đáng lo ngại!

Nguyên nhân là do khối lượng nợ xấu rất lớn, không phải như con số thông báo. Bằng chứng là mức ROE, ROA của ngân hàng đang tăng nhanh, tức là không phải trích lập dự phòng rủi ro nên lợi nhuận tăng như vậy, nói cách khác lãi dự thu là rất lớn. Dòng tiền của ngân hàng khó khăn, tức là tồn ở nợ xấu. Vì vậy, các gói kích thích kéo ngân hàng thương mại vào là rủi ro kinh tế vĩ mô thực sự.

Sau cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng thương mại sẽ khá vất vả. Vì thế nếu kinh tế phục hồi thì bắt đầu là vấn đề của ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, vị chuyên gia này khuyến cáo các chính sách phục hồi nền kinh tế nên tập trung vào các biện pháp ngắn hạn, mà trước mắt là phục hồi lao động. 

Ngoài gói kích thích lãi suất, Chính phủ cần có thêm gói tài chính trực tiếp như đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay để phục hồi việc làm, tài trợ an sinh xã hội.

Doanh nghiệp ngóng phản hồi về dự thảo nghị định đầy tranh cãi

Doanh nghiệp ngóng phản hồi về dự thảo nghị định đầy tranh cãi

Phát triển bền vững -  2 năm
Vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã lần thứ 5 gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ, đề xuất về một cuộc đối thoại với Bộ Tài nguyên và môi trường về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Doanh nghiệp ngóng phản hồi về dự thảo nghị định đầy tranh cãi

Doanh nghiệp ngóng phản hồi về dự thảo nghị định đầy tranh cãi

Phát triển bền vững -  2 năm
Vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã lần thứ 5 gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ, đề xuất về một cuộc đối thoại với Bộ Tài nguyên và môi trường về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Ngân hàng kỳ vọng phục hồi mạnh sau khi được nới room tín dụng

Ngân hàng kỳ vọng phục hồi mạnh sau khi được nới room tín dụng

Tài chính -  2 năm

Đà tăng trưởng của các ngân hàng dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 4 sau khi NHNN vừa chấp thuận nới room tín dụng cho một số ngân hàng.

Cần tận dụng tốt các cơ hội cho phục hồi kinh tế

Cần tận dụng tốt các cơ hội cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm

Trước nhiều mối đe doạ lớn sau dịch bệnh, theo nhiều chuyên gia, toàn nền kinh tế và các doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới và quản trị tốt rủi ro để có thể phục hồi và phát triển bền vững.

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm

World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam lạc quan về phục hồi kinh doanh

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam lạc quan về phục hồi kinh doanh

Tiêu điểm -  3 năm

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tin tưởng vào sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp, cẩn trọng hơn về kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

Bất động sản -  6 giờ

Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Leader talk -  9 giờ

Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.

CT Group tri ân các thầy cô giáo

CT Group tri ân các thầy cô giáo

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Doanh nghiệp -  10 giờ

Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Tài chính -  13 giờ

Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Tài chính -  13 giờ

Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.

Đọc nhiều