'Điệp vụ rất khả thi' của FPT khi sàn HoSE gặp nguy

Quỳnh Chi Chủ nhật, 22/08/2021 - 17:33

Điệp vụ 100 ngày FPT xử lý sự cố nghẽn lệnh trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM cho thấy doanh nghiệp cần bình tĩnh để có thể nhìn thấy những phần "cơ" ẩn sâu dưới lớp băng, đặc biệt là các cơ hội tạo ra những thay đổi, bứt phá về mặt công nghệ với chính các đối tác chất lượng trong nước.

Ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS)

Với các doanh nghiệp công nghệ thông tin như FPT IS thì những cơ hội có được trong mùa dịch rất quan trọng, giúp tạo ra động lực và nguồn tăng trưởng mới.

Từ quý IV/2020, tình trạng nghẽn giao dịch xảy ra ngày càng nghiêm trọng trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HoSE) do số lượng nhà đầu tư chứng khoán tăng đột biến, phát sinh tình trạng hệ thống không giao dịch được.

Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không nắm được quan hệ cung cầu hoặc không thể mua, bán chứng khoán. Thanh khoản của HoSE thường xuyên duy trì ở khoảng 15.000 - 16.000 tỷ đồng. Các nhà đầu tư chỉ thực hiện được giao dịch trong buổi sáng vì chỉ khoảng 14h chiều là hệ thống quá tải, không nhận lệnh.

Bài toán này phát sinh từ việc hệ thống phần mềm giao dịch của HoSE vẫn đang sử dụng giải pháp cũ đã được Chính phủ Thái Lan tài trợ từ năm 2000, với tổng số lệnh giao dịch trong một ngày giới hạn khoảng 900.000 lệnh.

Với số lượng giao dịch quá ít này, hai vấn đề rất lớn đã liên tục xảy ra. Đầu tiên là tình trạng nghẽn cục bộ. Nếu những công ty chứng khoán lớn như SSI hay VNDirect có lệnh giao dịch tăng đột biến và chạm tới ngưỡng giới hạn lệnh, hệ thống sẽ tự động dừng lại và không giao dịch được nữa, từ đó không có kết quả trả về.

Thứ hai là nếu tổng giao dịch trên thị trường của tất cả các công ty chứng khoán đạt đến 90% trong số 900.000 lệnh, hệ thống sẽ xảy ra tình trạng “ùn tắc”, dù không "sập" nhưng lệnh giao dịch sẽ chậm đi và không trả kết quả ra.

Cả hai vấn đề này đều dẫn đến mẫu số chung là các nhà đầu tư không thể gửi lệnh giao dịch. Thêm vào đó, sàn giao dịch không đọc được kết quả trả về dẫn đến hiện tượng “điểm mù” thông tin và các nhà đầu tư không biết nên mua hay nên bán, gây ra tâm lý lo lắng, hỗn loạn trên thị trường.

Đến tháng 6/2021, sự cố nghẽn lệnh tại HoSE có dấu hiệu trầm trọng hơn. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự bức xúc, thậm chí nghi ngờ năng lực quản lý của HoSE và đề nghị lãnh đạo từ chức và đồng loạt đánh giá “1 sao” cho HoSE trên Google.

Trong chương trình Talkshow Nguy cơ, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) cho biết, trước tình hình đó, ông đã có nhiều lần gặp mặt ban lãnh đạo của HoSE và Chủ tịch Ủy ban chứng khoán và tự tin đề xuất FPT có thể triển khai thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống mới.

Đầu tháng 3 năm nay, tại sự kiện "Đối thoại 2045" diễn ra ở TP. HCM, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất với Chính phủ để doanh nghiệp xử lý lỗi kỹ thuật ở HoSE với lời hứa thay một hệ thống trơn tru trong vòng 3 - 4 tháng.

Sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính giải quyết nhanh đề xuất cho FPT xử lý tình trạng tắc nghẽn giao dịch trên sàn HoSE và FPT IS được giao nhiệm vụ phụ trách toàn bộ dự án. Đây được xem là một thử thách không nhỏ để thật sự làm sáng tỏ cái “cơ” của FPT IS trong cái “nguy” của sàn HoSE khi số lượng giao dịch đang tăng mạnh trong năm nay.

Tìm cơ trong nguy khi sàn HoSE nghẽn lệnh mùa dịch
Sàn HoSE từng gặp sự cố nghẽn lệnh trong một thời gian dài

100 ngày xây hệ thống mới

Bắt tay vào triển khai xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới để thay thế cho hệ thống cũ trong thời hạn 100 ngày, ông Triều cho biết, khi đồng ý nhận dự án, FPT đã có sẵn khung kế hoạch cho các đầu việc và vạch ra được những hướng phát triển dự án. Ngoài ra, tập đoàn đã có 30 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chứng khoán với nền tảng kiến thức vững chắc.

Vì vậy, việc xây dựng hệ thống mới với ông Triều là một “điệp vụ rất khả thi”. Đây là cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân như FPT có thể tham gia giải quyết các bài toán của quốc gia.

Tuy nhiên, trong 100 ngày này, mọi việc cũng không hề thuận lợi hoàn toàn. Khó khăn đầu tiên là áp lực về sự quan tâm to lớn của cộng đồng dành cho dự án này khi dự án sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến hàng trăm nghìn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cả nước.

Khó khăn thứ hai là bài toán nhân sự. Để có thể giải quyết triệt để, dự án cần có một lãnh đạo am hiểu sâu rộng và có cái nhìn bao quát sự việc, có khả năng chia nhỏ các luồng công việc, nhìn thấy được các luồng công việc song song với nhau để có thể đảm bảo hệ thống hoàn thiện sau đúng 100 ngày và một đội ngũ làm việc chặt chẽ, hệ thống theo các định hướng chung.

Để xử lí việc này, ông Triều đã huy động nguồn lực khoảng 50 cán bộ từ các đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT và một số công ty phần mềm bên ngoài để triển khai hệ thống. Kết quả, từ chỗ chỉ xử lý được 900.000 lệnh/ngày, đến nay hệ thống của HoSE đã có thể xử lý trôi chảy đến 3-5 triệu lệnh/ngày.

Khi đã hoàn thành dự án và triển khai vào ngày 5/7/2021, một thách thức rất lớn khác lại đến từ 73 công ty chứng khoán. Mỗi công ty đều có phần mềm hệ thống khác nhau dẫn đến sai lệch trong khâu vận hành trên thị trường.

Việc này đòi hỏi FPT IS phải nhanh chóng có hướng thuyết phục, hướng dẫn, giải thích cho các lãnh đạo HoSE và Bộ Tài chính. Công ty này cũng phải đề xuất truyền thông để giải thích nguyên nhân không phải do hệ thống không khớp lệnh từ sàn HoSE mà là từ công ty chứng khoán và hỗ trợ nhanh chóng khắc phục các lỗi này trên từng doanh nghiệp.

Để đảm bảo hệ thống được vận hành trơn tru trong tình hình dịch bệnh hiện nay, trong vòng 30 ngày tới, ông Triều cho biết, FPT IS sẽ hỗ trợ cho HoSE về các trung tâm vận hành dự phòng, đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động liên tục trong thời gian tới mà không bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Với các phương án dự phòng đã được lên kế hoạch bài bản từ rất sớm, ông Triều tự tin kết luận: “Việc tắc nghẽn hệ thống phần mềm mới là không thể xảy ra”.

Chuyển đổi số trong Covid-19 - cơ hội cho công ty công nghệ Việt Nam

Khi Shark Đỗ Liên chuyển đổi số: ‘Cổ đông trong công ty nói tôi không bình thường’

So sánh phần mềm công nghệ nước ngoài và phần mềm được phát triển tại Việt Nam, ông Triều cho biết các phần mềm nước ngoài có thể giải quyết được các khía cạnh “rộng” của vấn đề, nhưng các phần mềm của Việt Nam có thể giải quyết được các khía cạnh “sâu".

Cụ thể, các công ty nước ngoài triển khai phần mềm cho cả thế giới chứ không phải cho riêng một quốc gia nào. Vì thế, các phần mềm sẽ mang tính chất giải quyết tổng quát hoặc đáp ứng được các thị trường tương lai.

Trong khi đó, các phần mềm đến từ Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách, đặc thù và cơ động tại Việt Nam. Ông Triều cho biết thêm, nếu một doanh nghiệp công nghệ có thể tạo ra một “đứa con lai”, đó là tận dụng hiểu biết và các thế mạnh của các phần mềm nước ngoài và kết hợp với các lợi thế của phần mềm Việt Nam để xử lý những vấn đề tại thị trường Việt Nam, đó sẽ là tin vui cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư cả nước.

Trong thời điểm này, NGUY luôn là điều dễ thấy hơn, tuy nhiên, doanh nghiệp cần bình tĩnh để có thể nhìn thấy những phần CƠ ẩn sâu dưới lớp băng, đặc biệt là các cơ hội tạo ra những thay đổi, bứt phá về mặt công nghệ với chính các đối tác chất lượng tại Việt Nam.

Điệp vụ 100 ngày của FPT IS là một ví dụ cụ thể để giúp các doanh nghiệp thấy rõ hơn và có niềm tin vững chắc hơn vào kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là bản lĩnh nắm bắt toàn cầu - am hiểu địa phương của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Dù là công ty lớn hay là một startup, điều quan trọng nhất để thành công trong việc thích ứng và phát triển với chuyển đổi số không phải chỉ nằm ở phần mềm mà còn nằm ở chiến lược, tầm nhìn bao quát thông qua tư duy linh hoạt để có thể luôn luôn ứng biến trong mọi rủi ro. 

Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?

Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?

Leader talk -  3 năm
Doanh nghiệp cần các chính sách thiết thực hơn để chống trọi và phục hồi trong bão Covid-19.
Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?

Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?

Leader talk -  3 năm
Doanh nghiệp cần các chính sách thiết thực hơn để chống trọi và phục hồi trong bão Covid-19.
Cơ hội của văn phòng chia sẻ trong đại dịch

Cơ hội của văn phòng chia sẻ trong đại dịch

Bất động sản -  3 năm

Sự ưa chuộng không gian làm việc linh hoạt của khách thuê trong bối cảnh dịch bệnh sẽ tiếp tục thúc đẩy phân khúc văn phòng chia sẻ tăng trưởng trong năm 2021.

Tìm cơ hội từ EVFTA: Doanh nghiệp cần chủ động

Tìm cơ hội từ EVFTA: Doanh nghiệp cần chủ động

Tiêu điểm -  4 năm

Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm ra giải pháp tiếp cận với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) thay vì trông chờ vào phương án hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan liên quan.

Trong nguy nan sẽ có cơ hội

Trong nguy nan sẽ có cơ hội

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều nữ lãnh đạo trong ngành thực phẩm - dược phẩm đang cho thấy khả năng linh hoạt ứng phó với đại dịch Covid-19, biến nguy thành cơ, đưa doanh nghiệp bật lên.

Hàng Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Thái Lan

Hàng Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Thái Lan

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Thông qua các chương trình hợp tác và sự kiện Tuần lễ hàng Việt Nam, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, cạnh tranh tại thị trường Thái Lan

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  34 phút

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  50 phút

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  55 phút

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  59 phút

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.

Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc

Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 13/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng SJC ở thị trường trong nước, bất chấp quốc tế lao dốc.