Tiêu điểm
Doanh nghiệp có nên sử dụng công nghệ 'trợ lý ảo' chatbot?
Khi sử dụng chatbot, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 30% chi phí vận hành một tổng đài, tuy nhiên, chatbot không phải là vạn năng, không phải ngành hàng nào cũng có thể sử dụng được.
“Theo một nghiên cứu ở Mỹ, chatbot (hay còn gọi là trợ lý ảo/nhân viên tổng đài ảo) sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 30% chi phí vận hành của một tổng đài. Một chatbot có thể thay thế cho rất nhiều nhân viên tổng đài, chatbot có thể tự mình thực hiện được rất nhiều việc, chỉ cần con người đưa ra thuật toán đúng nó sẽ tự chạy.
Nguyễn Kim đã sử dụng chatbot từ tháng 5/2017 và có 30.000 khách hàng tương tác với chatbot, mỗi ngày tăng thêm 500 khách hàng nhưng chúng tôi không hề cho các tư vấn viên công ty nghỉ”, ông Lê Thiết Bảo, Giám đốc bộ phận Omni-Channel của Nguyễn Kim tiết lộ.
Chatbot, nôm na là một nhân viên tổng đài ảo. Một chatbot thông thường khi tích hợp với trang web/app của một doanh nghiệp, có thể làm những việc sau: phản hồi nhanh cho khách hàng theo kịch bản có sẵn, phân luồng chăm sóc khách hàng, bán hàng online (thời trang/thức ăn), giải quyết khiếu nại, gửi thông tin khuyến mãi, đặt chỗ và đặt trước dịch vụ, tìm hiểu thông tin, thanh toán hóa đơn – dịch vụ….
Công việc cụ thể như sau: phân luồng khách hàng ai hỏi – khiếu nại – tìm kiếm thông tin, tự động hóa các kịch bản makerting như tiến hành tự thực hiện các minigame, gửi thông điệp marketing như gửi tin nhắn khuyến mãi miễn phí, tăng năng suất làm việc trong công ty như book phòng họp/chấm công/đặt xe, cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng khi biết đó là nam/nữ ở vùng miền nào.
Sau hơn gần hơn 1 năm Nguyễn Kim ứng dụng chatbot, ông Bảo đã rút ra một vài điều nên và không nên làm với chatbot.
Theo ông Bảo, nên tích hợp chatbot vào website để tăng tương tác, tối ưu khả năng tương tác của chatbot bằng cách tạo kịch bản cá nhân hóa, chatbot rất phù hợp với các loại hàng hoá đơn giản hoặc có thông tin kỹ thuật chuẩn (vé tàu xe, khách sạn, đồ điện tử…), phù hợp với các luồng thông tin rõ ràng và có kịch bản sẵn, nếu bạn có cửa hàng hãy tăng tương tác online đến offline và ngược lại (omni-channel).
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chatbot không thích hợp bán hàng có giá trị cao, không thích hợp với các sản phẩm có yếu tố may đo. Đừng bắt chatbot gửi những nội dung mà khách hàng không quan tâm, thậm chí không dùng chatbot nếu doanh nghiệp không phân loại được khách hàng bởi lẽ chatbot chưa thông minh đủ để thay thế hết con người. Sắp tới, có lẽ sẽ có một vài công ty triển khai cách thanh toán qua chatbot tại Việt Nam, Facebook có thể là một trong số đó.
Theo ông Trương Công Hải, CEO Công ty Mideas - nhà phát triển sản phẩm chatbot Hana - chatbot có thể ứng dụng vào 3 phòng ban của doanh nghiệp là: tiếp thị - marketing, bán hàng - sale, dịch vụ chăm sóc khách hàng - customer services. Tuy nhiên, doanh nghiệp đừng kỳ vọng chatbot có thể thay thế hoàn toàn nhân viên, ứng dụng này chỉ có chức năng hỗ trợ nhân viên, để năng suất công việc của họ cao hơn.
Ông Hải cũng lưu ý các doanh nghiệp hai điều sau khi quyết định dùng chatbot:
Thứ nhất, các doanh nghiệp không nên giấu khách hàng là mình đang sử dụng chatbot. Điều này nghe vô lý, song trong quá trình bán hàng, Mideas đã gặp nhiều trường hợp như thế: nhiều doanh nghiệp không dám công khai mình đang sử dụng chatbot vì sợ khách hàng không thích nói chuyện với một robot.
Vì chatbot chỉ giải quyết một số nghiệp vụ được đào tạo, doanh nghiệp phải cho khách hàng biết đây là chatbot và ứng dụng này sẽ hỗ trợ được cụ thể những nghiệp vụ gì. Do đó, nếu doanh nghiệp cố giấu không cho khách hàng biết đây là chatbot thì hiệu quả sử dụng sẽ không tốt.
Thứ hai, chatbot giống như ‘nhân viên tập sự’, mà muốn ‘nhân viên tập sự’ làm việc tốt thì doanh nghiệp cần xây dựng nội dung đào tạo (quy trình làm việc và kiến thức ngành hàng), bởi nếu doanh nghiệp không có những nội dung đào tạo kể trên thì chatbot hoạt động không hiệu quả như mong đợi.
“Chatbot có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị, nhưng với điều kiện người triển khai phải hiểu được thế mạnh và vận dụng đúng. Hiện tại, đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sử dụng hiệu quả hay khai thác hết tiềm năng của chatbot do vẫn chưa hiểu đúng công nghệ, chức năng, nhiệm vụ, khả năng của nó”, ông Hải nhận định.
CEO 8X Trương Công Hải và hành trình gặp gỡ 'trợ lý thông minh' chatbot Hana
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.