Doanh nghiệp công nghệ vượt ‘trùng điệp’ thủ tục hành chính

Phương Hiền Thứ bảy, 02/12/2017 - 17:41

Khoa học công nghệ được xem là một trong những mũi nhọn chủ công để đưa toàn bộ nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới - chú trọng vào chiều sâu, có thể cạnh tranh tốt hơn và phát triển nhanh hơn dựa trên chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, để tiếp cận rất nhiều ưu đãi được “quảng bá” rầm rộ hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang phải vượt qua “trùng điệp” những khó khăn về thủ tục hành chính.

Tại sao có rất nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, thị trường, nhà đầu tư… nhưng DN lại không quá mặn mà tìm kiếm tờ chứng nhận ấy?

Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với ưu đãi là doanh nghiệp khoa học công nghệ?

Trên cơ sở Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt, TP. HCM cũng đặt mục tiêu phấn đấu có 300 doanh nghiệp khoa học công nghệ đến năm 2020. Tuy nhiên, cho đến tháng 11/2017, đầu tàu kinh tế cả nước cũng chỉ mới có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Tại sao có rất nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, thị trường, nhà đầu tư… nhưng doanh nghiệp lại không quá mặn mà tìm kiếm tờ chứng nhận ấy?

Có khá nhiều phân tích nhằm giải thích cho hiện tượng này. Bên cạnh lý giải rằng nhiều loại hình doanh nghiệp khác hiện cũng được hưởng ưu đãi tương tự (doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay doanh nghiệp có những dự án bảo vệ môi trường…), ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và ông nghệ TP. HCM cho rằng “luật pháp quy định nhiều ưu đãi, nhưng thực tế khó mà hưởng được các ưu đãi đó, nên doanh nghiệp không quan tâm mấy”.

Nhiều khoản chi cho nghiên cứu khoa học không được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ trước thuế với lý lẽ “tờ giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN này ăn thua gì”. “Doanh nghiệp cũng có gặp Sở Khoa học và công nghệ than phiền, nhưng chúng tôi đành chịu, vì thuế là cơ quan độc lập”, ông Dũng bày tỏ sự ái ngại.

Đó là chưa kể thủ tục đăng ký doanh nghiệp KHCN vẫn còn nhiều điều kiện rất rườm rà và ngặt nghèo. Ông Phạm Thành Luân, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ thông minh Ưu Việt - đơn vị dù nhận được rất nhiều hỗ trợ từ “cái nôi” Đại học Bách khoa, lẫn Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM - vẫn nhận xét “để xin được giấy chứng nhận trở thành doanh nghiệp KHCN cũng gặp không ít nỗi gian truân”, đặc biệt là với các startup “chân ướt chân ráo” gia nhập thị trường.

Do đó, theo đề xuất của người quản lý ngành khoa học công nghệ TP. HCM, để cải thiện điều này chỉ có cách là “đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký doanh nghiệp KHCN”.

Vẫn trăn trở với kết nối ‘đầu vào’, ‘đầu ra’ cho doanh nghiệp

Ở phía kết nối “đầu vào” cho doanh nghiệp, Sở Khoa học và công nghệ TP. HCM dường như chủ động hơn hẳn khi tự xây dựng mô hình hỗ trợ văn phòng cho startup, tổ chức các sự kiện quy tụ cộng đồng nhà tư vấn, nhà đầu tư và giới doanh nghiệp khởi nghiệp. Tại đó, nhà đầu tư và các bên tư vấn có thể đánh giá, rót vốn hoặc góp ý để doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm hơn.

Thật vậy, là doanh nghiệp may mắn nhận được nhiều hỗ trợ từ cơ quan quản lý ngành KHCN trên địa bàn, bà Phạm Lan Khanh, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông số Flamingo cho hay, không chỉ có thêm văn phòng làm việc, doanh nghiệp này còn được kết nối với các nhà tư vấn, được nhận mức giá “dễ chịu” khi xin tư vấn pháp lý liên quan đến các thủ tục hành chính cần có cho kinh doanh, đồng thời được Sở Khoa học và công nghệ TP. HCM rót vốn đầu tư 1 tỷ đồng (5% cổ phần). Từ những hoạt động tại đây, Flamingo và “đứa con đẻ” – trang mạng Freelancerviet – đã kết nối được với nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, từ khâu kết nối “đầu ra”, câu chuyện thị trường có vẻ như không còn dành phần chủ động cho nhà quản lý ngành. Thay vào đó, Sở chỉ có thể dừng lại ở chức năng tham mưu hoặc giới thiệu sản phẩm đến các bên liên quan.

Giám đốc Sở Khoa học và ông nghệ TP.HCM Nguyễn Việt Dũng tin rằng cần phải có “quy trình một cửa”, làm sao để doanh nghiệp có thể mang sản phẩm đến “chào hàng” thẳng cho khu vực công. Còn trong lúc này, Sở Khoa học và công nghệ chỉ có thể xoay sở bằng cách ra công văn báo cáo UBND TP.HCM kèm theo đề án đã được thẩm định của doanh nghiệp, đề nghị cho phép ứng dụng sản phẩm này; đồng thời giới thiệu đề án với các sở, ngành có quan tâm. “Như hiện nay thì doanh nghiệp phải tự chạy vạy, còn chúng tôi phải gửi công văn đơn lẻ đi khắp các nơi”, ông Dũng trần tình.

Mắc mớ thủ tục khiến doanh nghiệp bị ‘ép’ chuyển ra nước ngoài

Làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký thành lập ở nước ngoài ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ công nghệ xuyên biên giới. Và lý do chủ yếu vẫn xuất phát từ các rào cản về thủ tục hành chính.

Câu chuyện về dự án kết nối cộng đồng những người làm việc tự do đến với những doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu của trang mạng Freelancerviet cũng vậy. Nhà sáng lập dự án đồng thời là bà chủ của Công ty công nghệ Flamingo nói trên cho biết, hiện đang đàm phán với một đối tác Nhật Bản. 

Và sau khi tìm hiểu thủ tục đầu tư ở Việt Nam, đối tác này đã “ra điều kiện” yêu cầu doanh nghiệp phải lập một công ty mới tại Singapore, vì thời gian để khoản vốn cam kết chảy vào một công ty tại đây sẽ nhanh hơn rất nhiều so với 8 tháng để hoàn tất thủ tục đầu tư nhằm rót tiền cho một doanh nghiệp tại Việt Nam như hiện nay.

Bởi vậy, dù rất “quyến luyến” với những hỗ trợ nhận được từ cơ quan quản lý ngành KHCN TP.HCM, nhưng startup này cũng cho hay “gặp được một nhà đầu tư có cùng định hướng, cùng tầm nhìn với doanh nghiệp là rất đáng quý. Hầu như các startup chúng tôi đều phải nghe theo hết!”.

Câu chuyện của nhà sáng lập Freelancerviet không còn là điều quá xa lạ trong giới khởi nghiệp. Điều đáng nói ở đây là chưa ai ước tính được làn sóng khởi nghiệp ấy sẽ kéo theo bao nhiêu chất xám và tiền thuế ra khỏi Việt Nam.

Quỹ khởi nghiệp SVF giúp thương mại hóa các ý tưởng khoa học

Quỹ khởi nghiệp SVF giúp thương mại hóa các ý tưởng khoa học

Doanh nghiệp -  7 năm

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học - công nghệ Việt Nam (SVF), một quỹ đầu tư phi lợi nhuận có trụ sở tại TP.HCM, đã hợp tác để tài trợ cho các nhà khoa học trong nước.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều