Tiêu điểm
Doanh nghiệp FDI thu lợi nhuận lớn nhưng góp ít cho ngân sách
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước với 407.600 tỷ đồng, chiếm gần 43% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó, khu vực FDI mặc dù có lợi nhuận cao nhất lên tới 44% tổng lợi nhuận lại chỉ đóng góp 265.000 tỷ đồng, chiếm 28%.
Lợi nhuận của khu vực FDI tăng cao nhất
Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010 - 2017 do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2010 - 2017 mỗi năm lợi nhuận toàn khu vực doanh nghiệp tăng 13,7%, con số này thấp hơn mức tăng 15,4% của vốn và 15,6% của doanh thu.
Theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp FDI mặc dù có số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn chiếm tỷ lệ không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhưng tạo ra lợi nhuận lớn nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Năm 2017, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 384,1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 43,8% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 17,6% so với năm 2016.
Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất về số doanh nghiệp, lao động và vốn, nhưng chỉ tạo ra khoản lợi nhuận khiêm tốn. Năm 2017, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra 291,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 33,3% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 55% so với năm 2016.
Năm 2017, khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 200,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,9% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 1,8% so với năm 2016, tăng bình quân 8,3%/năm giai đoạn 2010 - 2017.
Theo khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ lệ chi phối trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, đồng thời là khu vực có tốc độ tăng lợi nhuận nhanh nhất giai đoạn 2010 - 2017.
Khu vực doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng tạo ra 519,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 59,3% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 16,4% so với năm 2016. Trong đó, riêng các doanh nghiệp ngành công nghiệp năm 2017 tạo ra 495,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,6% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 17,2% so với năm 2016.
Năm 2017, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng ấn tương khi tạo ra 352,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 35% so với năm 2016.
Lợi nhuận thấp nhất thuộc về khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 4,96 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 0,6% lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 2,9% so với năm 2016, giảm bình quân 9%/năm giai đoạn 2010 - 2017.
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách nhiều nhất
Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 cũng cho biết, đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 954,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2010 - 2017, mỗi năm khu vực doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 12,4%.
Đáng chú ý, mặc dù có lợi nhuận khiêm tốn nhưng doanh nghiệp tư nhân lại là khu vực đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước với 407,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,7% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 22,2% so với năm 2016.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2017 đóng góp 280,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,4% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 1,3% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2010 - 2017 mỗi năm khu vực này đóng góp tăng 9,1%.
Trong khi đó, dù có lợi nhuận cao nhất trong các doanh nghiệp song khu vực doanh nghiệp FDI năm 2017 lại chỉ đóng góp được 265,97 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chiếm 27,9% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 6% so với năm 2016.
Theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ là hai khu vực có quy mô đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2017 khá tương đồng. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2017 đóng góp vào ngân sách nhà nước 473,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,7% đóng góp vào ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 2,6% so với năm 2016.
Khu vực dịch vụ năm 2017 đóng góp 476,3 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chiếm 49,9% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 20% so với năm 2016.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 chỉ đóng góp được 3,96 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% đóng góp vào ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 56,1% so với năm 2016.
Theo địa phương, những địa phương có quy mô đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp năm 2017 so với 2016 gồm: TP. HCM 231,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% cả nước; Hà Nội 197 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu 53,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,6%; Bình Dương 41,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,3%.
Kinh tế tư nhân đóng góp gì vào những con số kỷ lục năm 2017?
Vì sao Việt Nam ít doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh?
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, dù phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chỉ nép mình ở trong chừng mực nào đó, không muốn lớn, không dám lớn hoặc không thể lớn vì thiếu nguồn lực.
Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chính phủ luôn nhận thức rằng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ dốc toàn lực hỗ trợ tư nhân thuận lợi làm kinh tế.
Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, lâu nay Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.