Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Theo Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông, doanh nghiệp tư nhân không chỉ cần sự trân trọng và niềm tin toàn diện, mà còn cần cả những chính sách dài hạn, dễ tiếp cận và dễ thực thi.
Chính phủ ngày 19/5 đã công bố Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).
Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách; tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao.
Không chỉ vậy, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Cùng ngày, chính phủ cũng công bố ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP triển khai nghị quyết trước đó của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Trước những bước chuyển nhanh chóng trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, trong trao đổi với TheLEADER đã bày tỏ sự lạc quan, niềm hy vọng và hứng khởi về thời điểm bước ngoặt của kinh tế đất nước.
Ông đánh giá như thế nào về Nghị quyết 68 mới đây của Bộ Chính trị cũng như các bước chuyển động nhanh chóng trong quá trình hiện thực hóa nghị quyết?
Ông Phan Minh Thông: Chúng ta có thể thấy, những biến động thương mại, chính trị khởi lên của năm 2025 cùng với xu hướng bảo hộ ngày càng phủ rộng trên toàn cầu. Thời điểm này càng trở nên quan trọng hơn để Việt Nam xốc lại nội lực, bắt đầu từ khối doanh nghiệp tư nhân.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã xác định khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế. Có thể nói đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo có một tầm nhìn và định vị quan trọng như vậy đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Khi chính phủ có định hướng, theo sau là một kế hoạch giải pháp tổng thể sẽ giúp thúc đẩy các tập đoàn kinh tế dẫn dắt các ngành hàng, từ đó, các định chế, tổ chức tài chính cũng sẽ vào cuộc. Đơn cử, với chính sách hỗ trợ đất đai, vùng trồng theo tiêu chuẩn xanh và bền vững cũng như hỗ tài chính, doanh nghiệp mới tự tin đầu tư nhà máy, xưởng chế biến, tiến tới tiếp cận và xây dựng thị trường mới.
Chỉ có như vậy, việc kêu gọi doanh nghiệp làm ăn lớn hơn, nâng tầm các ngành hàng Việt Nam đang có lợi mới có kết quả.
Đã đến lúc Việt Nam thay đổi tư duy về khoa học công nghệ, ưu tiên tài chính, xây dựng chiến lược và hành động tổng thể dài hẹn, có thể là 20 – 30 năm, 50 năm và thậm chí cả trăm năm.
Nếu phải chọn một ưu tiên cấp thiết để thực hiện ngay, Phúc Sinh mong muốn điều gì?
Ông Phan Minh Thông: Sau Nghị quyết 68, tôi cho rằng tầm nhìn và định vị đột phá ấy cần được hiện thực sớm, nhanh bằng các chính sách hỗ trợ, quan tâm đến khối tư nhân mạnh mẽ hơn nữa, không phân biệt doanh nghiệp xuất khẩu hay sản xuất nội địa.
Sự quan tâm này phải đến từ việc chủ động lắng nghe, xử lý mọi khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải. Quan trọng hơn, đó phải là sự trân trọng, trao niềm tin toàn diện cho các doanh nghiệp.
Một số vấn đề tôi cho rằng có thể làm ngay là hỗ trợ tín dụng ưu đãi, xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế đất để khuyến khích các doanh nghiệp xây nhà máy, đầu tư sản xuất.
Cùng với đó, trong xu hướng phát triển xanh và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam, tôi cho rằng cần gói chính sách hỗ trợ chuyên biệt hơn, ưu đãi riêng dành cho khối phát triển xanh và thực hành ESG cũng như chuyển đổi số.
Về dài hạn thì sao, thưa ông?
Ông Phan Minh Thông: Khi làm việc với đối tác mới nhất của chúng tôi – Ngân hàng Phát triển doanh nghiệp Hà Lan, ngân hàng mới tài trợ cho Phúc Sinh 15 triệu USD, họ nói với tôi rằng biến động thuế quan không đáng lo bằng biến đổi khí hậu.
Do vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tính đường dài hơi, mở không gian cho doanh nghiệp chuẩn bị sức cạnh tranh bền vững, chứ không chỉ đơn giản là hỗ trợ chống chịu, phục hồi hay tăng trưởng trong ngắn hạn.
Điều quan trọng hơn là chính sách phải được thiết kế sao cho doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận được thay vì các thủ tục phức tạp, khiến doanh nghiệp nản chí, không muốn được hỗ trợ như trước đây.
Tư duy đến đâu sẽ đưa chúng ta đến đó. Đảng, Nhà nước đã đưa ra tầm nhìn lớn lao về doanh nghiệp thì cần những quyết sách lớn có tầm vóc tương đương, giúp doanh nghiệp tư nhân không chỉ vượt phong ba bão táp ở các thị trường bên ngoài mà còn lớn mạnh tại ngay sân nhà.
Lạc quan là vậy, nhưng liệu có điều gì khiến ông băn khoăn và muốn đề xuất trong quá trình hiện thực hóa nghị quyết sau này không?
Ông Phan Minh Thông: Chúng ta đều hiểu rõ rằng, việc chính phủ lắng nghe, chủ động trong tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp không phải thứ giúp cho doanh nghiệp tư nhân “lớn nhanh như thổi”, ngay lập tức trở thành những “tráng sĩ” chống chọi được mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Sức chống chịu ấy chỉ có thể có được nhờ việc thực hiện bền bỉ, kiên trì và kiên nhẫn.
Xin cảm ơn ông!
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Mỹ đã châm ngòi cuộc chơi thuế đối ứng bằng truyền thông, Việt Nam cần tính toán đường đi để giữ vững xuất khẩu và tránh rủi ro thương mại.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kỳ vọng vào bước chuyển thực chất của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Nếu thực sự có một 'Khoán 10' trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giống như những gì đã làm với nông nghiệp, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
CFO VSIP trực thuộc Câu lạc bộ giám đốc tài chính Việt Nam sẽ hỗ trợ các hội viên cập nhật xu hướng thị trường, công nghệ và những thay đổi của luật pháp.
Công viên biển CaraBeach như một trái tim sự kiện, thể thao, giao thương, định hình phong cách sống mới và góp phần khởi tạo giá trị kinh tế tại Siêu đô thị biển CaraWorld.
Vụ tranh chấp của Coteccons và Ricons bắt nguồn từ các khoản công nợ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tại các dự án Regina ở Hải Phòng và Hưng Yên.
Chủ trương xóa bỏ thuế khoán, thay bằng mô hình doanh nghiệp và hình thức nộp thuế kê khai minh bạch, đang đặt ra không ít thách thức cho các hộ kinh doanh hiện tại.
VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao Venture Forum 2025 với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Nhận diện thương hiệu mới thể hiện quyết tâm của VCBNeo đối với mục tiêu sớm bứt phá để trở thành ngân hàng công nghệ số.
UBND TP. Hà Nội ngày 19/5 đã khởi công xây dựng cầu Tứ Liên - công trình hạ tầng trọng điểm kết nối đô thị hai bờ sông Hồng. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước tiến mới trong quy hoạch phát triển Thủ đô, mà còn là đòn bẩy chiến lược, khai mở tiềm năng to lớn của khu vực Đông Bắc Hà Nội - nơi đang hình thành đại đô thị Vinhomes Global Gate.